Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Vì sao con tàu lại nổi được trên mặt nước?


Các tàu lớn hiện nay đều chế tạo bằng thép, thép nặng hơn nước hơn 7 lần, những hàng hóa mà tàu chuyên chở như lương thực, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng... cũng đều nặng hơn nước nhiều, vì sao con tàu chở những vật nặng như vậy lại có thể nổi được trên mặt nước? 

Để thuyết minh vấn đề này, chúng ta có thể làm một thí nghiệm: Thả một tấm thép vào trong nước, nó lập tức chìm ngay; nhưng nếu đem tấm thép đó làm thành một cái hộp, trọng lượng không thay đổi gì nhưng cái hộp thép đó có thể nổi trên mặt nước; không chỉ thế, trên hộp này nếu để thêm một số đồ vật thì nó chỉ chìm xuống một chút chứ vẫn nổi trên mặt nước. Đó là vì mặt đáy hộp đã chịu áp lực của nước, loại áp lực này có sức đẩy lên theo hướng thẳng đứng, chỉ cần sức đẩy lớn hơn trọng lượng vỏ thép là có thể giữ được hộp thép không thể chìm... 

Thể tích hộp sắt lớn hơn tấm sắt rất nhiều, nên trọng lượng nước bị choán chỗ cũng lớn hơn rất nhiều, vì thế sức đẩy có được cũng rất lớn cho nên dù có thể thêm đồ vật, hộp vẫn nổi trên mặt nước. Nguyên tắc tàu thuyền lớn có thể nổi trên mặt nước cũng là như vậy.

Định luật nổi chìm của vật thể là do bác học Acsimet người Hy Lạp phát hiện ra từ hơn 2000 năm trước, ông đã nói một cách chuẩn xác: “Độ lớn của sức đẩy tác dụng vào vật thể trong nước bằng trọng lượng nước mà vật thể đó đã choán chỗ”. Tàu càng lớn mớn nước càng sâu có nghĩa là trọng lượng nước mà tàu choán chỗ càng lớn, sức đẩy mà tàu thu được cũng càng lớn, đương nhiên cũng càng chở được nhiều hàng hoá hơn. 

Cách đây ít năm đã xuất hiện rất nhiều thuyền nhỏ làm bằng xi măng lưới thép. Những chiếc thuyền này xem ra rất nặng hình như chẳng chở nổi cái gì. Nhưng thực ra khi chở đầy bùn sông và trong khoang còn chứa nước nữa nó vẫn nổi. Vì sao nó lại có được sức đẩy lớn như vậy? Thì ra ở hai loại thuyền này đều có một hầm kín không chứa gì nên đã cung cấp đủ sức đẩy cho thuyền.

Tại sao phải lắp công-tơ-mét cho xe?




Ông Nguyễn Văn Ninh, Trường Kỹ thuật ứng dụng Hà Nội cho biết:Khi dây đồng hồ công-tơ-mét bị đứt, nhiều người đã chủ quan tiếp tục sử dụng xe là hoàn toàn không nên. Công-tơ-mét ngoài việc hiển thị và cảnh báo tốc độ cho người điều khiển, còn có chức năng thông báo ngưỡng chuyển số (đối với xe số), tốc độ tối đa, vòng tua máy tối đa cho phép giúp người vận hành điều khiển xe được an toàn hơn.

Ngoài ra, khi đi ra đường quốc lộ hoặc đi vào những nơi có hạn chế tốc độ, nó cũng phát huy tốt tác dụng hữu ích. Hơn nữa, việc tạo thói quen nhìn công-tơ-mét sẽ giúp bạn xác định được mức tiêu hao nhiên liệu cũng như biết được thời điểm cần thay dầu và bảo dưỡng cho xe.


Tổng số sao trên bầu trời là bao nhiêu?



Ông Trương Ngọc Khánh, Chủ nhiệm CLB thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết: Với số lượng sao trên trời mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường thì vào một đêm đẹp trời, với điều kiện quan sát tốt chúng ta có thể nhìn thấy khoảng cỡ 3.000 ngôi sao trên bầu trời đêm. Những ngôi sao này có các ngôi sao có độ sáng đến cấp 6 (cấp sao mà mắt người có thể thấy được).

Trong khi đó, theo số liệu nghiên cứu năm 2010 của các nhà thiên văn học, số các ngôi sao trong vũ trụ quan sát được bằng kính thiên văn mạnh nhất lên tới 300 nghìn tỷ tỷ (3 × 10^23). Tính đến thời điểm này vũ trụ quan sát được chứa nhiều hơn 80 tỷ Thiên Hà, mỗi Thiên Hà trung bình từ khoảng 10 triệu (10^7) đến nghìn tỷ (10^12) các ngôi sao.

Vì sao người nằm trên nước không bị chìm?



Nếu các khoang trong hai lá phổi chứa đầy không khí, trọng lượng cơ thể người sẽ nhỏ hơn trọng lượng nước bị choán chỗ. Vì vậy, người ta có thể nằm khoanh tay gối đầu trên mặt nước hoặc thả lỏng cơ thể nằm giống như ngủ trên mặt nước. Tuy nhiên, chỉ cần rút một tay ra khỏi nước thì phần thể tích của cơ thể bị nhúng chìm trong nước cũng đồng thời giảm đi, lực đẩy giảm đi và đầu hoàn toàn bị nhúng sâu vào nước.

Còn đối với những người không biết bơi đập tay và chân lung tung trong nước hoặc giơ tay lên khỏi mặt nước để không bị chìm thì càng làm cho cơ thể chìm sâu hơn.



Vì sao xe ga dễ bị ngã khi phanh?

Ông Lê Bình, trường Ứng dụng kỹ thuật Hà Nội cho biết: Một số dòng xe ga bánh nhỏ thường gặp hiện tượng này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không phải vì bánh xe nhỏ mà chủ yếu vì thói quen sử dụng chưa thật hợp lý của nhiều người. Các dòng xe ga bánh nhỏ thường được trang bị phanh đĩa có độ an toàn cao, nhưng người sử dụng cần phải biết cách phanh để đảm bảo an toàn.

Ví dụ, khi đang đi ở tốc độ cao, muốn phanh cần giảm ga, đệm phanh sau rồi mới bóp phanh trước theo kiểu bóp nhả. Không nên bóp cứng phanh trước sẽ rất dễ khiến xe bị xoay ngang. Cũng không nên cua xe với góc nghiêng lớn và không nên cua gập tay lái quá, việc vòng cua rộng hơn sẽ tăng độ an toàn cho bạn.

Chim rỉa lông để làm gì?

Các loài chim thường có thói quen rỉa lông nhưng không phải để "ngãi ngứa" như nhiều người vẫn tưởng.



Tôi để ý thấy rất nhiều loài chim có thói quen rỉa lông. Có phải là do ở bẩn nên chúng rỉa lông giống như con người khi ngứa thì ngãi? - Nguyễn Văn Mạnh (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội).

GS Võ Quý, Hội Sinh thái học Việt Nam cho biết: Đúng là các loài chim thường có thói quen rỉa lông nhưng không phải để "ngãi ngứa". Có 2 lý do khiến chim rỉa lông. Thứ nhất là việc rỉa lông sẽ giúp cho lông mượt hơn, tránh cho bộ lông bị xơ xác. Thứ 2 là khi mặt trời chiếu xuống bộ lông sẽ làm sinh ra một chút vitamin D, lượng vitamin D này bám ở lông chim.

Vì thế, việc rỉa lông không những làm cho lông chim mượt hơn mà còn là cách để "tận dụng" chút vitamin D từ lông.

Vì sao chim biển hay bay theo tàu?


Một vài loài chim lớn ở biển thường đi "hộ tống" các con tàu hàng giờ, có khi vài ngày đêm. Đồng thời, khi đi theo tàu, phần lớn chúng không vỗ cánh và chỉ tiêu hao ít năng lượng. Vào những lúc sóng im lặng, có những con chim thường bay phía sau, cách tàu một chút. Còn khi có gió thì chim bay gần phía gió thổi hơn.

Người ta cũng nhận thấy nếu chim bị rớt lại phía sau tàu, ví dụ để săn cá chẳng hạn, thì sau đấy khi bay đuổi theo tàu, thường là chim phải tăng cường vỗ cánh. Điều này được lý giải là khi tàu chạy do hoạt động của động cơ mà tạo ra những luồng không khí nóng bay lên, giữ cho chim ở một độ cao nhất định.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Lốp xe chịu được tốc độ bao nhiêu?

Lốp có tỷ lệ tốc độ S nhanh nóng và mòn hơn so với lốp có tỷ lệ V, không thay thế loại lốp kém hơn so với loại lốp tiêu chuẩn ban đầu của xe.

Với hầu hết mọi người, việc lái xe hơi có thể trở thành công việc hàng ngày, nhưng để hiểu hết những thông số ghi trên lốp, thì rất ít, phải là người mê xe. Những con số này có ý nghĩa như thế nào?
Thực tế, để thể hiện kiểu lốp, kích thước lốp... nhà sản xuất sẽ dùng các chữ cái và chữ số. Trong đó có chữ cái biểu thị tỷ lệ tốc độ của lốp. Tỷ lệ này được ra đời từ những năm 1960 để tránh trường hợp xe nổ lốp trên đường cao tốc vì tiêu chuẩn lốp không đủ sức chịu tải.
speed-rating2-3630-1426070526.jpg
Ký hiệu chữ V về tỷ lệ tốc độ trên lốp xe
Hầu hết các xe con (passenger vehicle) hiện nay đều có tỷ lệ tốc độ nằm giữa các chữ cái từ S tới Y trong bảng alphabet. Tuy nhiên, có một ngoại lệ thú vị là giữa U và V có thêm một chữ cái đại diện cho tỷ lệ là H, ý viết tắt của hiệu suất cao (High Performance).
Về mặt kỹ thuật, tỷ lệ tốc độ lốp cho biết khả năng chịu nhiệt của lốp khi chạy trên đường cao tốc, hay khi vào cua gắt. Từ góc độ người tiêu dùng, chỉ tiêu này quan trọng bởi lẽ cho biết cách thức mà nhiệt tạo ra trong lốp xe, cũng như chỉ số nào thì phù hợp với loại xe đang sử dụng.
Nhiệt tạo ra khi lốp bị biến dạng như nén gập, uống cong. Đó là lý do vì sao, những lốp non hơi dễ bị nổ, với áp suất lốp không đủ để tạo hình, lốp xe phải gập, biến dạng nhiều hơn, phát sinh nhiệt lớn hơn, phá vỡ cấu trúc.
Để giúp lốp xe chống lái sự sinh nhiệt khi phải biến dạng, thậm chí khi được bơm đủ hơi, những lốp xe có tỷ lệ tốc độ lốp cao hơn được phát triển với đặc trưng bao gồm tanh lốp, đai lốp, gia cố thêm khả năng chịu lực cho vai lốp, các gai lốp bền, ổn định hơn.
Với những tính năng này, không chỉ giúp giảm mức biến dạng của lốp gây sinh nhiệt mà còn giúp lốp bám đường hơn. Kết quả giúp xe chạy tốc độ, vào cua ổn định hơn so với những lốp có tỷ lệ thấp.
speed-rating-4905-1426070526.jpg
Giới hạn tốc độ chung của các tỷ lệ
Để đánh giá thực tế, các phóng viên ở Autos.ca đã thử nghiệm lắp các lốp khác nhau trên cùng một xe. Ví như khi sử dụng lốp Nokian Entyre tỷ lệ V mất 35 m để dừng hoàn toàn khi phanh ở tốc độ 100 km/h, còn lốp Firestone FR710 với tỷ lệ S thì mất tới 39 m.
Trong bài kiểm ra vào cua, lốp tỷ lệ V phản ứng thật và cung cấp độ bám tốt hơn đáng kể. Khi qua góc cua hẹp ở tốc độ 35 km/h, lốp S gần như húc đổ hết cọc tiêu giới hạn góc và chạy ra ngoài, trong khi lốp V dù ở tốc độ 37 km/h chỉ húc đổ 2 cọc và vẫn bo cua an toàn. Bài kiểm tra này cho thấy độ an toàn thực sự cần thiết trong những tình huống chuyển làn gấp trên đường cao tốc.
Sau các bài thử và tiến hành đo nhiệt độ lốp, lốp S cho thấy nhiệt độ ở sát đai cao hơn vài độ so với trên mặt lốp, trong khi lốp V có mức nhiệt đồng đều trên toàn bộ mặt lốp.
Đối với người sử dụng, cần lưu ý đến tỷ lệ này để khi có ý định thay lốp có thể lựa chọn loại phù hợp. Không bao giờ thay thế loại lốp có tỷ lệ thấp hơn so với lốp tiêu chuẩn của xe (từ S-Y theo thứ tự tăng dần), tất nhiên có thể nâng cấp lên loại lốp tiêu chuẩn cao hơn so với ban đầu.



Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Vì sao con người chậm lớn hơn tinh tinh?

Con người mất nhiều thời gian hơn để lớn so với các loài linh trưởng vì thời thơ ấu năng lượng được sử dụng cho bộ não nhiều hơn việc tăng trưởng cơ thể.

Con người trải qua thời gian ở độ tuổi trẻ em và thanh niên gần như gấp đôi so với các loài linh trưởng khác như tinh tinh, vượn, khỉ. Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng bộ não trẻ em tiêu thụ quá nhiều năng lượng chuyển hóa từ glucose lấy từ những phần còn lại của cơ thể, nên cơ thể trẻ tăng trưởng chậm lại, Science Mag cho biết.
Con người lớn lên chậm hơn so với các loài linh trưởng. Ảnh: Simon Thomas
Con người lớn lên chậm hơn so với các loài linh trưởng. Ảnh: Simon Thomas.
Nhóm nghiên cứu do Christopher Kuzawa từ Đại học Northwestern, Mỹ, dẫn đầu sử dụng kết quả nghiên cứu chụp Positron cắt lớp của 36 người từ độ tuổi thơ ấu đến 30 tuổi, được thực hiện vào năm 1987, nhằm đánh giá xu hướng hấp thu glucose tại 3 phần chính của não.
Sau đó, họ kết hợp dữ liệu trên với khối lượng não của hơn 400 người từ 4,5 tuổi cho đến độ tuổi trưởng thành, thu thập từ Viện nghiên cứu Quốc gia về y tế. Cuối cùng liên kết sự hấp thu glucose của não với độ tuổi và kích thước cơ thể để đưa ra kết luận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi não cần nhiều năng lượng thì tăng trưởng cơ thể sẽ chậm lại. Thời kỳ não người hấp thu glucose cao nhất lúc 4,5-5 tuổi, trùng với giai đoạn tăng cân thấp nhất của con người.
"Nhu cầu năng lượng của não và của cơ thể đáp ứng cho việc tăng trưởng ở người trái ngược nhau, đó là lý do một khoảng thời gian con người chậm tăng trưởng", Karin Isler, nhà nhân chủng học từ Đại học Zurich, Thụy Sĩ, nói.
"Trong tương lai, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem sự đánh đổi tương tự có xảy ra ở những loài động vật linh trưởng khác không, tuy nhiên điều này rất khó khăn và có khả năng không thực hiện được", Kuzawa nói.


Mối ăn đồng loại của mình để sinh tồn




Thông thường thức ăn của mối gồm gỗ, thân cây tươi, giấy... và nấm do chính mối tạo ra. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã cho thấy, xác chết cũng như vỏ lột xác của mối, thậm chí là trứng và cả mối non trong tổ cũng được mối dùng làm thức ăn bổ sung khi nguồn thức ăn chính không đầy đủ.
Ví dụ, vào thời gian đầu (khi mới thành lập tổ), mối chúa và mối vua còn ăn một số trứng do chính chúng đẻ ra để bảo tồn sự sống trong khi chưa có mối thợ (mối thợ làm nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn). Không chỉ có vậy, một số loài mối còn thích ăn thịt xác chết các động vật có vú, chim, bò sát...