Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Vì sao các cơn bão ngày càng khủng khiếp?

Siêu bão Patricia đổ bộ vào Mexico với vận tốc gió 305 km/h, gió giật 378 km/h, được coi là cơn bão mạnh nhất ghi nhận được ở phía tây bán cầu.

Siêu bão thường được các chuyên gia ví như “con quái vật hung hãn”, và siêubão Patricia đương nhiên là một trong số ít những "con quái vật" kinh khủng nhất trong lịch sử. Bởi các chỉ số của nó đều vượt chuẩn bão cấp 5 - mức cao nhất trong thang Saffir-Simpson về sức công phá của bão.
Bão cấp 5 thường có sức gió 252km/h, nhưng siêu bão Patricia là trường hợp đặc biệt, mạnh chưa từng có ở tây bán cầu. Trung tâm Cảnh báo bão Quốc gia của Mỹ ghi nhận sức gió giật lên đến 378km/h.
Chúng ta hãy nhìn vào những bức ảnh bên dưới để thấy "vẻ đẹp chết người" của mắt siêu bão Patricia!
Hình ảnh tâm bão Patricia chụp từ vệ tinh vào ngày 23-10.
Hình ảnh tâm bão Patricia chụp từ vệ tinh vào ngày 23/10
Vòng xoáy mắt bão Patricia.
Vòng xoáy mắt bão Patricia
Hình ảnh siêu bão Patricia chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Hình ảnh siêu bão Patricia chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Tháng 11/2013, siêu bão Haiyan cũng từng được xem là cơn bão mạnh nhất trên Thái Bình Dương trong vòng 100 năm qua với vận tốc gió tới 320 km/h, gió trong tâm bão có thể đạt vận tốc 380 km/h.
Siêu bão Haiyan đã tấn công Philippines gây nhiều thiệt hại và thương vong, cũng thuộc nhóm bão cấp 5 trên thang đo Saffir-Simpson.

Hình ảnh siêu bão Haiyan chụp từ vệ tinh.
Hình ảnh siêu bão Haiyan chụp từ vệ tinh
Các nhà khí tượng giải thích rằng: những cơn bão hình thành trên đại dương, không gặp đất liền trở thành cơn bão hình tròn đối xứng. Hình dạng đó giúp nó trở nên mạnh hơn theo thời gian.
Nhiệt độ trên bề mặt đại dương tương đối cao, khoảng 30 độ C trở lên. Tầng nước ấm trên bề mặt đại dương sẽ mở rộng xuống phía dưới, đồng nghĩa với việc gió sẽ không thể khiến tầng nước lạnh trồi lên phía trên. Nếu nước lạnh nổi lên bề mặt đại dương thì sức mạnh của bão sẽ giảm.
Trước bão Haiyan, cơn bão mạnh nhất ghi nhận xuất hiện phía tây bán cầu là cơn bão Wilma vào năm 2005, với vận tốc gió 282 km/h.
Đồ thị đường đi và vận tốc gió của siêu bão Patricia.
Đồ thị đường đi và vận tốc gió của siêu bão Patricia
Biến đổi khí hậu làm đại dương nóng lên bị cho là nguyên nhân gây bão ngày càng mạnh hơn.
Theo cuộc nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ được công bố vào tháng 7/2013: 40% cơn bão toàn cầu trong thế kỷ 21 mạnh cấp 3 trở lên trong vùng mắt bão.
Cơn bão biến đổi năng lượng nước đại dương ấm lên thành sóng to gió lớn. Nước nóng là nhiên liệu ban đầu gây bão, nhưng theo các định luật vật lý: các cơn bão không thể phát triển đơn giản mãi.
Năm 1998, nhà khí tượng thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tính toán và đề xuất tăng giới hạn vận tốc gió bão thành 306km/h.
Ông Emanuel và các cộng sự dự đoán nhiệt độ môi trường đại dương nhiệt đới tăng lên 1 độ C thì vận tốc gió bão sẽ tăng lên 5%, nhưng đề xuất của họ vẫn gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu không tin gió bão sẽ vượt qua 322km/h.
Tuy nhiên, vẫn có những kỷ lục về vận tốc gió mà không phải là siêu bão. Ngày 12/4/1934, ghi nhận được cơn gió vận tốc 372km/h trên đỉnh núi Washington (Mỹ).
Trong tháng 5/1999, các nhà khoa học ở Oklahoma (Nhật Bản) ghi nhận được cơn lốc xoáy với vận tốc gió 512km/h.

          

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Vùng 12 hải lý là gì?

Theo luật pháp quốc tế truyền thống, một đảo có quyền có lãnh hải như lãnh thổ đất liền. Trong Hội nghị Pháp điển hoá Luật pháp quốc tế La Haye năm 1930, Uỷ ban II của Hội nghị đã khuyến nghị "tất cả các đảo đều có lãnh hải riêng". Nhìn chung, quan chức đại diện các quốc gia tham gia Hội nghị đều tán thành khuyến nghị đó. Hồi ấy các nước xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý, giống như lãnh thổ đất liền.

Vung 12 hai ly la gi?Ảnh minh họa: pweb.com
Sau Tuyên bố Truman vào năm 1945, theo đó Chính phủ Mỹ mở rộng quyền tài phán đối với thềm lục địa ngoài bờ biển của Mỹ, năm 1952, chính phủ các nước như Chile, Costa Rica, Ecuador và Peru cũng đã tuyên bố "mọi hoặc một nhóm đảo hình thành một phần lãnh thổ của quốc gia" đều có vùng biển với chiều rộng 200 hải lý.
Trong Hội nghị của Liên Hợp Quốc về luật biển lần thứ nhất, việc một đảo có lãnh hải không còn là vấn đề gây tranh cãi. Trong Hội nghị, đại biểu của các quốc gia thảo luận hai vấn đề: Những loại đảo hưởng quy chế đảo (có lãnh hải riêng) và chiều rộng của lãnh hải. Các đại biểu không đạt được sự đồng thuận về chiều rộng của lãnh hải, nhưng đã đưa ra một định nghĩa đảo tương đối tiến bộ so với những định nghĩa đảo trước kia, theo đó lãnh hải đảo được xác định theo đúng các qui định của Công ước dành cho lãnh thổ đất liền. Sau Hội nghị, nhiều quốc gia đã đơn phương tuyên bố lãnh hải có chiều rộng không quá 12 hải lý.
Vung 12 hai ly la gi?-Hinh-2Các vùng biển của quốc gia theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982
Khi Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị về luật biển lần thứ ba, các quốc gia đạt sự nhất trí về chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải và việc dành cho đảo quyền lãnh hải. Chiều rộng lãnh hải của đảo được xác định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. Như vậy, theo Điều 3 của Công ước Luật biển 1982, các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của các đảo không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở theo Công ước. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.
Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc quy định các bãi đá (đảo đá) không hưởng các quy chế của đảo, chỉ có thể có vùng lãnh hải 12 hải lý. Theo khoản 3 Điều 121 Công ước, những đảo đá không thích hợp để con người ở hoặc duy trì đời sống kinh tế riêng chỉ có vùng lãnh hải, không có quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tiêu chuẩn để một bãi đá được coi là đảo đã dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi. Mâu thuẫn xuất phát từ các cụm từ "không thích hợp cho con người ở" và "đời sống kinh tế riêng". Trong những năm gần đây, các quốc gia đã đầu tư nhiều tiền cho việc đổ đá, xây nhà và sân bay, tạo ra hoạt động kinh tế riêng và du lịch trên các bãi đá để chúng được coi là đảo.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Lý giải vì sao mặt trăng lại phát sáng

Theo trang Livescience nhận định, Mặt trời chiếu sáng vào ban ngày và Mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm là những hiện tượng vô cùng tự nhiên, tuy nhiên ánh sáng từ Mặt trăng chỉ là ảo giác. Trên thực tế, Mặt trăng không có khả năng tự phát sáng mà chỉ là một tấm gương phản chiếu ánh sáng Mặt trời. 
Khi các phi hành gia đặt chân lên Mặt trăng đã khám phá ra rằng bề mặt Mặt trăng có màu xám đen như màu bê tông, cũng chính vì bề mặt ghồ ghề cùng gam màu tối này mà Mặt trăng chỉ có thể phản chiếu khoảng 3% đến 12% ánh sáng Mặt Trời. Lượng ánh sáng Mặt trăng chiếu xuống Trái Đất phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng trong quỹ đão xoay quanh Trái Đất. Một vòng quỹ đạo quanh Trái Đất của Mặt trăng kéo dài 29,5 ngày và trong một vòng này Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng từ các góc khác nhau.
Mặt Trăng phát sáng là do phản chiếu ánh sáng Mặt TrờiMặt trăng phát sáng nhờ phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Ảnh minh họa 
Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời đã tạo ra các pha của Mặt trăng như pha Trăng tròn, pha Trăng khuyết… Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Mặt trăng trong quỹ đạo chuyển động của nó quanh Trái Đất, nửa còn lại không được chiếu sáng sẽ chìm trong bóng tối.
Mặt trăng sáng nhất khi ở vào vị trí xung đối với Mặt trời hay nói theo cách khác là khi kinh độ hoàng đạo của Mặt trời và Mặt trăng chênh nhau giá trí 180 độ. Lúc này, toàn bộ nửa Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng và có thể nhìn thấy toàn bộ nửa này từ Trái Đất. Hiện tượng này được gọi là Trăng tròn (còn được gọi là Trăng rằm).
Pha Trăng tròn hay còn gọi là Trăng rằm Pha Trăng tròn hay còn gọi là Trăng rằm. Ảnh minh họa 
Sẽ không thể quan sát được Mặt trăng ở pha Trăng non, đó là khi Mặt trăng ở vị trí giữa Mặt trời và Trái Đất nên phần được chiếu sáng của Mặt trăng không quay về phía Trái Đất. Trong khoảng thời gian vài ngày trước và sau khi pha Trăng non diễn ra, chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của Mặt trăng sáng rõ nhờ phản chiếu ánh sáng Mặt trời (Trăng lưỡi liềm), phần Mặt trăng còn lại sẽ có ánh sáng mờ, đây là hiện tượng "Trái Đất chiếu sáng", là khi phần Mặt trăng không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời nhưng nhận được ánh sáng Mặt trời do Trái Đất phản chiếu ra.
Phần còn lại của Mặt Trăng có ánh sáng mờ nhờ hiện tượng Phần còn lại của Mặt Trăng có ánh sáng mờ nhờ hiện tượng "Trái Đất chiếu sáng". Ảnh minh họa 
Ngoài Mặt trăng, Sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời, do hành tinh này có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời lên đến 65%.