Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Vùng 12 hải lý là gì?

Theo luật pháp quốc tế truyền thống, một đảo có quyền có lãnh hải như lãnh thổ đất liền. Trong Hội nghị Pháp điển hoá Luật pháp quốc tế La Haye năm 1930, Uỷ ban II của Hội nghị đã khuyến nghị "tất cả các đảo đều có lãnh hải riêng". Nhìn chung, quan chức đại diện các quốc gia tham gia Hội nghị đều tán thành khuyến nghị đó. Hồi ấy các nước xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý, giống như lãnh thổ đất liền.

Vung 12 hai ly la gi?Ảnh minh họa: pweb.com
Sau Tuyên bố Truman vào năm 1945, theo đó Chính phủ Mỹ mở rộng quyền tài phán đối với thềm lục địa ngoài bờ biển của Mỹ, năm 1952, chính phủ các nước như Chile, Costa Rica, Ecuador và Peru cũng đã tuyên bố "mọi hoặc một nhóm đảo hình thành một phần lãnh thổ của quốc gia" đều có vùng biển với chiều rộng 200 hải lý.
Trong Hội nghị của Liên Hợp Quốc về luật biển lần thứ nhất, việc một đảo có lãnh hải không còn là vấn đề gây tranh cãi. Trong Hội nghị, đại biểu của các quốc gia thảo luận hai vấn đề: Những loại đảo hưởng quy chế đảo (có lãnh hải riêng) và chiều rộng của lãnh hải. Các đại biểu không đạt được sự đồng thuận về chiều rộng của lãnh hải, nhưng đã đưa ra một định nghĩa đảo tương đối tiến bộ so với những định nghĩa đảo trước kia, theo đó lãnh hải đảo được xác định theo đúng các qui định của Công ước dành cho lãnh thổ đất liền. Sau Hội nghị, nhiều quốc gia đã đơn phương tuyên bố lãnh hải có chiều rộng không quá 12 hải lý.
Vung 12 hai ly la gi?-Hinh-2Các vùng biển của quốc gia theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982
Khi Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị về luật biển lần thứ ba, các quốc gia đạt sự nhất trí về chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải và việc dành cho đảo quyền lãnh hải. Chiều rộng lãnh hải của đảo được xác định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. Như vậy, theo Điều 3 của Công ước Luật biển 1982, các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của các đảo không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở theo Công ước. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.
Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc quy định các bãi đá (đảo đá) không hưởng các quy chế của đảo, chỉ có thể có vùng lãnh hải 12 hải lý. Theo khoản 3 Điều 121 Công ước, những đảo đá không thích hợp để con người ở hoặc duy trì đời sống kinh tế riêng chỉ có vùng lãnh hải, không có quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tiêu chuẩn để một bãi đá được coi là đảo đã dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi. Mâu thuẫn xuất phát từ các cụm từ "không thích hợp cho con người ở" và "đời sống kinh tế riêng". Trong những năm gần đây, các quốc gia đã đầu tư nhiều tiền cho việc đổ đá, xây nhà và sân bay, tạo ra hoạt động kinh tế riêng và du lịch trên các bãi đá để chúng được coi là đảo.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: