Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những điều chưa biết về loài kiến

1. Kiến làm lành vết thương
1-2726-1384166211.jpg
Một số bộ lạc trên thế giới, điển hình như người Masai ở phía đông châu Phi, kiến có thể được sử dụng làm công cụ chữa lành vết thương. Khi các chiến binh Masai bị thương, họ chỉ cần tìm nhặt một vài con kiến thuộc đàn kiến quân đội có kích thước lớn và để chúng cắn ở hai bên vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến mà chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương.
2. Kiến xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước
2-7348-1384166211.jpg
Loài kiến tồn tại từ kỷ Creta, cách đây khoảng 110-130 triệu năm trước. Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài kiến đã hình thành nên một tổ chức cao.
3. Dịch vụ an táng trong tổ kiến
3-4097-1384166211.jpg
Khi một con trong đàn chết, các con kiến khác trong đàn sẽ mang xác con kiến ra khỏi tổ nhằm giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng hoặc dịch bệnh lây lan trong tổ. Mặc dù bất kỳ con kiến thợ nào cũng có thể làm việc này, nhưng trong đàn kiến luôn có một con kiến chuyên phụ trách công việc này.
4. Khả năng tự nhân bản vô tính
4-6809-1384166211.jpg
Loài kiến ở vùng Amazon có khả năng sinh sản vô tính, tạo ra các bản sao giống hệt với những con kiến mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm sinh sản vô tính của loài kiến xuất phát từ một loài nấm, nguồn thức ăn truyền thống của kiến từ hơn 80 triệu năm nay.
5. Nền giáo dục trong thế giới kiến
5-5938-1384166211.jpg
Kiến là loài côn trùng có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Một đàn kiến bao gồm nhiều kiến thợ phụ trách các công việc khác nhau như tìm kiếm thức ăn, canh gác, chăm sóc trứng và các con kiến nhỏ.
Tuy nhiên, không phải ngay từ khi sinh ra kiến thợ đã có đầy đủ kỹ năng cần thiết được lập trình sẵn trong ADN để thực hiện các nhiệm vụ này, mà chúng cần phải trải qua quá trình học hỏi để làm công việc nhất định.
Những con kiến "thầy giáo" trong tổ sẽ dạy cho các con kiến trẻ hơn làm công việc cần thiết, nếu "học sinh"học chậm và "thi trượt"trong kỳ kiểm tra, chúng sẽ được chuyển đến một công việc khác không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.



Vì sao cây lá kim không rụng lá?


Ảnh minh họa
TS Nguyễn Thị Hoài, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Những cây không rụng lá ở vùng ôn đới là những cây lá kim. Tại các nước ôn đới khi mùa đông đến khí hậu trở nên lạnh giá và khô hanh, thời tiết này mưa rất ít nên lượng nước ở trong đất ít đi. Vì thế nên các loài cây đều rụng lá. Điều này là do bên ngoài của lá có rất nhiều lỗ khí, những lỗ này thoát ra rất nhiều nước.
Sau khi lá rụng sẽ có thể giảm bớt được sự tiêu hao của nước. Trong khi đó, cây tùng và cây bách không rụng lá vì lá của chúng rất nhỏ bé, giống như cái kim, nước tiêu hao là rất ít, nên không bị rụng lá.


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Giải mã bí quyết xây dựng Kim Tự Tháp của người Ai Cập cổ đại

Bằng cách nào, người Ai Cập cổ đại có thể xây dựng lên những công trình Kim Tự Tháp kỳ vĩ còn lưu lại đến tận hôm nay? Bí mật này đang dần được hé mở.


Kim Tự Tháp Kheops
Kim Tự Tháp Kheops là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Theo những ký hiệu bên trong công trình kỳ vĩ này, Kim Tự Tháp Kheops được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2580 - 2560 trước công nguyên.
Vào thời điểm vừa hoàn thành, chiều cao của công trình đạt 146.59m. Từ cổ chí kim, đã có rất nhiều người hiếu kỳ, muốn tìm hiểu cho thấu kỹ thuật xây dựng Kim Tự Tháp vốn còn nhiều bí ẩn của người Ai Cập cổ đại.
Theo trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc), hiện đã có chuyên gia nhận định, bên trong Kim Tự Tháp vẫn còn lưu lại đường dẫn nước
Trên cơ sở này, vị chuyên gia đoán rằng, trong quá trình xây dựng Kim Từ Tháp, ngoài một lực lượng lớn nhân công, ở giữa khu vực xây dựng và sông cái, người ta đã tạo ra một con kênh đào, dựa vào lực đẩy của nước để vận chuyển khoảng 2,3 triệu viên đá lớn.
Trên thực tế, những viên đá lớn được đem về từ những công trường khai thác đá cách địa điểm xây dựng Kim Tự Thấp rất xa
Công nhân khi đó đã lợi dụng nguyên liệu nguyên thủy nhất, đó chính là da dê và dây thừng làm thành phao để đưa những tảng đá lớn từ kênh đào chảy vào Kim Tự Tháp.
Chỉ cần bơm đầy không khí vào các bộ da dê, người Hy Lạp cổ đại đã có một thứ công cụ nổi trên mặt nước. Loại phao đơn giản này chính là vật dụng quan trọng giúp họ vận chuyển nguyên liệu xây dựng Kim Tự Tháp.

Trong khi đó, nguyên liệu dùng để làm nên những sợi dây thừng cố định phao được lấy từ những cây cói, mọc dọc hai bờ sông Nile

Các phu đá đã lợi dụng dòng nước để gia công những tảng đá lớn, khiến kích thước các tảng đá trở nên đều nhau

Sau khi gia công xong, họ tiếp tục lợi dụng lực đẩy của nước và kênh đào để đưa đá về Kim Tự Tháp

Khi đã vận chuyển vào bên trong Kim Tự Tháp, người Ai Cập cổ đại thông minh tiếp tục chọn cách dùng nước để vận chuyển những khối đá lớn lên trên. Điều này rất khoa học. Họ đã làm rất nhiều van nước, lợi dụng lực đẩy của nước để đẩy đá lên.

Chỉ cần lượng nước dồi dào là có thể tiết kiệm được sức người, bởi khí áp lớn sẽ tự động đẩy các khối đá lên trên

Cách này giống như thiết bị cẩu ô tô hiện nay, có thể trực tiếp đưa đá lên đúng độ cao và vị trí mà khu vực thi công yêu cầu

Chỉ cần có lực đẩy là có thể nâng đỡ và vận chuyển các vật thể, lợi dụng lực đẩy để đưa vật thể lên trên

Ở 4 mặt của Kim Tự Tháp đều có các đường dẫn nước riêng, được dùng để vận chuyển các khối đá lớn

Công nhân chỉ cần tính toán vị trí thi công và lấy đá ra từ các phao tự chế. Cách này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức của các phu đá.

Tất nhiên, các đường dẫn nước phải được hình thành theo Kim Tự Tháp càng xây càng cao. Tuy nhiên, tất cả đều được xây dựng theo chiều hướng lên trên, với một góc cố định 53 độ.
Góc này nhiều khả năng đã được tính toán kỹ, bởi như vậy có thể đảm bảo đường dẫn nước trong trường hợp không quá dốc, có thể tiếp tục vận chuyển đá. Một căn cứ nữa cho thấy dự đoán trên chính xác, đó là 4 mặt của Kim Tự Tháp cũng được xây dựng theo góc trên.

Chuyên gia dự đoán, người Ai Cập cổ đại có thể đã lợi dụng thước đo thủy chuẩn 53 độ để đảm bảo góc mài của đá trong quá trình xây dựng

Đến khi Kim Tự Tháp hoàn thành, chỉ cần mở các hết các van, nước sẽ thoát hết ra ngoài

Nhiều chuyên gia cũng phát hiện, trên những khối đá lớn hình thành nên Kim Tự Tháp có một số vật chất trên sông. Điều này càng chứng minh lý luận lợi dụng lực đẩy của nước để vận chuyển đá là có cơ sở.

Sự thuyết phục được tăng lên khi vài năm trước, có học giả đã phát hiện di tích của các đường dẫn nước bên trong Kim Tự Tháp

Ngoài Kim Tự Tháp, trên thế giới còn có nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng cũng được xây dựng theo phương pháp trên, một trong số đó là quần thể đền Angkor Wat ở Campuchia.

Các học giả cũng phát hiện trên các phiến đá ở Kim Tự Tháp có một số bộ phận bị lồi ra

Từ các căn cứ này, các học giả đoán đây là những vết tích của con người

Theo các phán đoán, những vết lồi có thể sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp người Hy Lạp cổ đại cố định các khối đá dễ dàng hơn, từ đó giúp quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi

Trước đây, người Hy Lạp cho rằng Kim Tự Tháp là do một số lượng vô cùng lớn các nô lệ xây dựng. Tuy nhiên, các chứng cứ khảo cổ được phát hiện trong nhiều năm qua đang chứng minh rằng, Kim Tự Tháp được xây dựng bởi hàng vạn những công nhân có kỹ thuật thành thục.



Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Vì sao chó ngủ giấu mõm, mèo ngủ cài tai?




Ông Hoàng Trọng Hà, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết:Khứu giác (mũi) của chó rất nhạy cảm. Nó dùng mũi để phân biệt đồ vật, phán đoán tình hình và phân biệt đường đi. Lúc ngủ, chó giấu mõm và mũi để cảnh giới động tĩnh xung quanh. Khi có động, chó dùng ngay mũi để phân biệt rồi sủa dữ dội để chứng tỏ mình đã phát hiện ra sự bất thường. 

Còn mèo lại có đôi tai đặc biệt nhạy cảm và nó dùng tai để nhận biết sự thay đổi ở môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong môi trường nhà cửa quen thuộc, chó và mèo cũng không cảnh giác và chúng ngủ trong tư thế duỗi dài thoải mái. Do sống trong môi trường tránh xa tự nhiên lâu nên thói quen này của chúng cũng dần dần trở nên hiếm.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Lá cây màu đỏ có chất diệp lục không?






KS Trần Thiên Ânm, Trại Giống Lâm Hà, Lâm Đồng cho biết: Dù lá đỏ hay xanh thì cây cũng dùng bộ rễ để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây và lá dùng để quang hợp. Tuy màu đỏ nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục, chất này được gọi là antocyan màu đỏ. Chất này nhiều nó lấn át màu xanh của diệp lục nên lá cây biến thành màu đỏ.
Muốn kiểm chứng xem lá có trở lại màu xanh không chúng ta nhúng lá cây vào nước nóng, một lúc sau màu đỏ sẽ nhạt dần và hiện lên màu xanh. Tương tự, khi luộc rau dền đỏ, nước sôi sẽ khiến lá rau từ màu đỏ 
chuyển sang màu xanh. Khác với các cây có lá màu xanh thì antocyan màu đỏ rất dễ hòa tan trong nước nóng.