Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Tại sao khi ngáp lại hay chảy nước mắt

Ngáp là hiện tượng không lạ lùng gì của con người. Khi ngáp, mắt khép lại thành một đường khe, mồm mở rất to, cơ thể ngả về phía sau, phát ra một tràng âm thanh trầm sâu, đồng thời theo đó là động tác vặn lưng. Lúc này bạn có thể thấy những người ngáp đã chảy nước mắt.

Tại sao khi vừa ngáp lại chảy nước mắt? Chúng ta thử tìm hiểu xem là chảy nước mắt như thế nào. Ở trong vành mắt của phần trên bên ngoài mỗi mắt cớ một tuyến lệ. Nước mắt được tiết ra từ đây. 

Ngoài lúc ngủ ra, lúc nào tuyến lệ cũng tiết ra nước mắt, bình thường mọi người không cảm thấy mình chảy nước mắt là bởi vì cơ thể mỗi người có một ''thiết bị'' để thu thập và bài tiết nước mắt. Trong góc mí mắt trên và dưới của mỗi mắt có lỗ nhỏ gọi là điểm nước mắt, nước mắt từ đây chảy ra theo đường nhỏ, đi vào thì chảy vào túi lệ. Đầu dưới của túi lệ là ống nước mũi, mà ống nước mũi thông với khoang mũi, do đó bình thường nước mắt được tiết ra, cuối cùng nước mũi theo đó mà chảy ra.

Từ điểm nước mắt đến ống nước mũi gọi chung là tuyến lệ, đây là con đường phải qua của việc thu thập và bài tiết nước mắt.

Khi chúng ta ngáp, thường mở rộng mồm, một làn thể khí được đi ra từ trong mồm, lúc này áp lực từ trong khoang miệng rất cao, áp lực từ trong khoang mũi cũng như vậy mà tăng cao, nước mắt ở trong tuyến lệ tạm thời bị cản trở, chảy ra theo đường vành mắt.

Ngoài ngáp ra thì còn có hắt hơi, ho, nôn cũng có thể dẫn đến làm cho áp lực của khoang mũi cao và làm cho nước mắt chảy giàn giụa.




1 nhận xét: