Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Giải mã cực bất ngờ về ngày Tết Dương lịch

Lịch sử của ngày Tết Dương lịch bắt nguồn từ hệ thống lịch La Mã cổ đại. Ngày khởi đầu năm mới mùng 1/1 được áp dụng lần đầu năm 153 TCN.


Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich
Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch. Tuy nhiên, không nhiều người biết rõ về lịch sử của ngày Tết Dương lịch.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-2
Theo các sử liệu, lịch sử của ngày Tết Dương lịch bắt nguồn từ hệ thống lịch của người La Mã cổ đại
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-3
Lịch La Mã được Romulus (người sáng lập thành Roma, khoảng 753 TCN) tạo ra dựa trên hệ thống âm lịch do người Hy Lạp sử dụng. Lịch này được gọi là lịch Romulus, bao gồm 10 tháng, bắt đầu từ ngày chứa điểm Xuân phân (vernal equinox - khoảng ngày 21/3 Dương lịch hiện nay).
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-4
Vị vua thứ hai của La Mã là Numa Pompillus (715-673 TCN) đã cải tiến lịch Romulus thành lịch Numa gồm 12 tháng. Một năm bình thường của lịch Numacó 355 ngày và vào năm có tháng mens intercalaris (tháng nhuận) thì có 385 ngày.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-5
Vào thời kỳ Cộng hoà La Mã (khoảng 450 TCN), lịch Numa được sửa đổi thành lịch Cộng hoà La Mã. Theo lịch này, hai năm có tháng Mercedonius sẽ có gồm 377 và 378 ngày, hai năm còn lại có 355 ngày.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-6
Tuy đã chính xác hơn so với các lịch trước, nhưng lịch Cộng hoà La Mã vẫn còn rất phức tạp, thường bị tính sai vì nhiều lý do khác nhau.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-7
Dựa trên bộ lịch này, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN. Tuy nhiên, điều này ít được tôn trọng do tập quán văn hóa, chính trị ở các vùng khác nhau của La Mã.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-8
Đến thời đại của hoàng đế Julius Caesar (100-44 TCN) thì hệ thống lịch này đã được cải tiến một cách căn bản thành lịch Julius, đặt nền móng cho Dương lịch ngày nay.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-9
Bộ lịch mới của Julius Caesar được áp dụng khá đồng bộ trên toàn đế quốc La Mã, vẫn giữ ngày 1/1 là ngày đầu năm. Để tưởng nhớ tới ông, Thượng nghị viện đã dùng tháng sinh nhật của ông (tháng 7) đổi tên thành tháng July từ tên cũ là tháng Quintilis.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-10
Đến đời cháu của vua Caesar là Hoàng đế Augustus cũng có một tưởng thưởng danh dự tương tự. Theo đó, tên tháng 8 được đổi từ tháng Sextilis thành tháng August, vì ông có công sửa sai trong sự tính toán của năm nhuận.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-11
Lịch Julius không có những sửa đổi quan trọng nào cho đến năm 1582 khi Giáo hoàng Gregory XII nhậm chức, ông đã hợp nhất phương pháp tính Lịch hiện đại để phân chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và xác nhận ngày của năm mới là ngày 1/1 bất chấp mọi chống đối của các hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-12
Những quốc gia Công giáo tiếp nhận ngày Năm mới sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành. Nước Đức chấp nhận ngày Năm mới từ năm 1700, sau đó là Anh (1752) và Thụy Điển (1753).
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-13
Những nước phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng cũng lần lượt dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày năm mới Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc năm 1912.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-14
Những giáo hội dòng chính thống giáo phương Đông đón nhận ngày Tết dương lịch muộn hơn, khảng thập kỷ 1920. Nước Nga chấp nhận ngày này trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai năm 1924.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-15
Tại Việt Nam, Tết Dương lịch được áp dụng từ thời Pháp thuộc, khi lịch Tây bắt đầu được sử dụng thay Âm lịch truyền thống. Các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới.
Giai ma cuc bat ngo ve ngay Tet Duong lich-Hinh-16
Ngày nay, Tết Dương lịch đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống của toàn dân...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.
Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới - số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. 
Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.
Vai trò của bà mẹ Do Thái
Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. 
Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.
Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn.
Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. 
Phụ nữ Ý thường phải đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì ngược lại. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng - người ban ngày đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học.
Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác. 
Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái. 
Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.
Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…
Hệ thống giáo dục phổ thông
Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.
Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới - từ năm 64 đầu Công nguyên - mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.
Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Cá sấu mắt nhắm mắt mở khi ngủ?

Trong khi ngủ một mắt cá sấu nhắm chặt, bên còn lại mở để canh chừng kẻ thù.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằngloài bò sát ăn thịt này có thể sử dụng một bên mắt mở để trông chừng xung quanh và phát hiện con mồi gần đó.
Cũng tương tự như một số loài chim và động vật như cá heo, hải mã, khi ngủ cá sấu có khả năng cho một bên bán cầu nghỉ ngơi và một bên vẫn trong trạng thái thức tỉnh, sẵn sàng hoạt động. Chúng chỉ ngủ với một nửa bộ não.
Kết quả nghiên cứu trên do nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học La Trobe, Melbourne, Australia, đăng trên tạp chí Sinh học hồi đầu tháng.
Các nhà khoa học đã đặt máy ghi hình hồng ngoại những chú cá sấu đang ngủ ở một hồ cá và bố trí người đứng cạnh hồ.
Cá sấuCá sấu
TS John Lesku, Đại học La Trobe, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: ''Những con cá sấu theo dõi chặt từng hoạt động của con người. Nhưng sau khi con người rời đi, cá sấu vẫn tiếp tục quan sát vị trí trước đó của người này. Điều này cho thấy mắt vẫn hoạt động kiểm soát nguy hiểm tiềm tàng''.
Theo tiến sĩ Lesku viện nghiên cứu điểu cầm học Max Planck của Đức cũng từng phát hiện hiện tượng này ở cả cá sấu sông Nile và Caiman.
Do vậy đặc điểm ngủ một bên não không phải là nét tiêu biểu của riêng loài cá sấu nào.
Ông Lesku nói: ''Đặc điểm đó duy trì khi cá sấu trưởng thành. Điều này có nghĩa rằng chúng có thể nằm im bất động, trở thành kẻ săn mồi nguy hiểm vì cá sấu có vẻ đang nằm ngủ nhưng chúng sẽ tấn công con mồi bất cứ khi nào thích hợp. Do vậy tôi không bao giờ lại gần một chú cá sấu cho dù mắt chúng vẫn nhắm tịt''.
Theo Hoàng Dung - Infonet




Con gà có trước hay quả trứng có trước? Đã có đáp án chính xác

Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.

Việc phát hiện một loại chất protein đặc biệt chỉ có thể hình thành trong buồng trứng của những con gà mái trên vỏ trứng gà đã giúp các nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chưa tìm được lời đáp trong suốt hàng ngàn năm qua.
Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.
Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.
Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.
con-ga-phunutoday-vn
Con gà có trước!
Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.
Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.
Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.
Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.
Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield và Đại học Warwick đã quan sát được quá trình hình thành quả trứng gà thông qua máy tính siêu cấp và phát hiện, protein OC-17 phát huy vai trò quan trọng trong sự hình thành bước đầu của quả trứng.
Dưới tác dụng của protein OC-17, calcium carbonate chuyển hóa thành calcite để cấu tạo lên vỏ trứng. Vì thế theo tiến sỹ Colin Freeman thuộc Đại học Sheffield, "mặc dù chúng ta luôn cho rằng, quá trứng có trước con gà, tuy nhiên những chứng cứ khoa học hiện tại lại đưa ra đáp án ngược lại".
Phát hiện này không những giúp chúng ta nhận thức được cách thức gà đẻ trứng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu vật liệu mới.


Vì sao lại có nghi thức bắn 21 phát đại bác đón nguyên thủ quốc gia?

Khi tiếp nguyên thủ quốc gia, nghi thức cao nhất dành cho họ thường có bắn 21 phát đại bác để chào mừng.


nghi-thuc-ban-21-phat-dai-bac-don-nguyen-thu-quoc-gia
Dàn đại bác được bắn trong lễ Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội. Ảnh: Quý Đoàn
Nghi thức chào đón bằng bắn đại bác có thể bắt nguồn từ thế kỷ 14 hoặc đầu thế kỷ 17. Khi chiến hạm của một nước tiến vào cảng của một nước khác thì các khẩu pháo trên chiến hạm phải bắn hết đạn. Vì chiến hạm không có đủ thời gian để nạp lại đạn, đây là cách thể hiện thiện chí và chứng tỏ mình không có ý định thù địch.
Theo trang About.com, dẫn thông tin từ Trung tâm Quân đội về Lịch sử Quân sự Mỹ, theo truyền thống, khi một tàu Anh cập cảng nước ngoài, nó sẽ nổ súng 7 lần. Lý do cho con số 7 này vẫn còn là đề tài được tranh luận rộng rãi cho đến ngày nay. Một giả thiết cho rằng phần lớn các tàu chiến Anh vào thời điểm này chỉ có 7 khẩu súng, và vì vậy, bắn 7 phát trở thành tiêu chuẩn để báo hiệu với những người trên bờ rằng tàu đã bắn hết đạn.
Có những cách giải thích số 7 khác liên quan đến chiêm tinh và Kinh Thánh. 7 hành tinh được xác định và tuần trăng thay đổi sau mỗi 7 ngày. Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ 7 sau khi tạo ra thế giới, vì vậy, khi chọn số 7, người ta có thể ám chỉ con tàu về cảng nghỉ sau một chuyến đi dài.
Vào thời điểm đó, thuốc súng làm từ natri nitratnên dễ giữ khô trên đất liền hơn trên biển, lực lượng trên bờ cũng sẽ có nguồn cung thuốc súng lớn hơn. Vì vậy, mặc dù tàu chỉ bắn 7 phát, đội pháo trên đất liền của chủ nhà sẽ đáp lại bằng cách bắn ba phát ứng với mỗi phát đại bác từ tàu chiến. Do vậy số lượng phát đạn mà đại bác trên bờ bắn là 3x7=21. Con số 3 có thể được lựa chọn vì nó được coi là có ý nghĩa thần bí trong nhiều nền văn minh cổ đại.
Việc chọn số lẻ được cho là bắt nguồn từ quan chức hải quân Anh Samuel Pepys như một cách để tiết kiệm thuốc súng. Ngoài ra, theo một số quan niệm lịch sử và vùng miền, số lẻ cũng thường được coi là may mắn, còn số chẵn được coi là xui xẻo. Thực tế, từng có thời gian số phát bắn chẵn được dùng để báo hiệu thuyền trưởng đã chết khi trở về từ chuyến đi.
Sau này, khi có nhiều tàu lớn hơn, chất lượng thuốc súng được nâng cao bằng việc sử dụng kali nitrat, tàu ngoài biển có thể thực hiện bắn 21 phát đại bác.
Sau đó, việc bắn 21 phát đại bác dần được coi là nghi thức chào đón chính thức, hơn là một cách tượng trưng để thể hiện không có ý định thù địch. Điều này dường như bắt đầu vào khoảng năm 1730, khi hải quân Anh cho phép tàu và thuyền trưởng thực hiện bắn 21 phát đại bác như một cách để tôn vinh các thành viên Hoàng gia Anh vào một số lễ kỷ niệm. Khoảng 80 năm sau, vào năm 1808, việc bắn 21 phát đại bác chính thức trở thành tiêu chuẩn để tôn vinh hoàng tộc.
Tại Mỹ, nghi thức bắn đại bác có nhiều sự thay đổi trong các năm. Năm 1810, Bộ Chiến tranh Mỹ quy định số lượng phát bắn trong nghi thức "chào đón quốc gia" phải bằng số lượng bang, vào thời điểm đó là 17. 
Tổng thống Mỹ cũng được nhận số phát đại bác chào đón bằng số bang của nước Mỹ mỗi khi ông đến thăm các đơn vị quân đội. Năm 1818, hải quân Mỹ đưa ra quy định "khi tổng thống thăm một tàu của hải quân Mỹ, ông phải được chào đón bằng 21 phát súng" (số bang nước Mỹ lúc đó là 21).
Năm 1875, Anh đề nghị Mỹ cùng nhau thực hiện nghi thức bắn 21 phát đại bác để chào đón khi quan chức cao cấp hai bên đến thăm lẫn nhau. Mỹ đã đồng ý vào ngày 18/8 năm này.
Ngày nay, việc bắn 21 phát đại bác đã trở thành nghi thức chào đón cao nhất, dùng để chào mừng nguyên thủ quốc gia, hoặc người đứng đầu chính phủ trong một số trường hợp đặc biệt. Trong các trường hợp khác, số lượng phát bắn có thể giảm, tùy theo cấp bậc của người được nhận vinh dự này.
Ông Tập Cận Bình hôm nay bắt đầu chuyến thăm nhà nước Việt Nam với tư cách là tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ tịch Trung Quốc. Hà Nội dự kiến bắn 21 phát đại bác để chào đón ông.
nghi-thuc-ban-21-phat-dai-bac-don-nguyen-thu-quoc-gia-1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) đón tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 7/4. Ảnh: Xinhua
Theo Phương Vũ - VnExpress


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317