Nếu như người lớn nếu không học bơi nghiêm túc sẽ không thể tự xoay xở trong môi trường nước thì những em bé sơ sinh hoàn toàn có thể. Vậy, chẳng lẽ các bé sinh ra đã biết bơi?
Theo các nhà khoa học, việc bơi ấy là một phản xạ của trẻ khi được ngâm mình dưới nước, những động tác bơi làm bạn có cảm giác rằng các bé đã biết bơi từ trước, nhưng thực ra không phải vậy. Khi chìm toàn bộ cơ thể dưới nước như vậy, theo phản xạ sinh tồn, nhịp tim và nhịp thở các bé sẽ chậm lại, có tên phản xạ nhịp tim chậm – bradycardic response, tác dụng đúng như tên gọi của nó.
Trẻ mới sinh ra đã có thể 'bơi lặn' và không bị sặc nước
Không phải tất cả, chỉ đa số các bé có phản xạ nhịn thở trong một khoảng thời gian ngắn khi được ngâm mình trong nước, mục đích là để bảo vệ khí quản của mình. Các bé thường được đi học bơi từ khá sớm để giảm tỉ lệ đuối nước khi lớn lên, tuy nhiên phương pháp này không thực sự ... đáng tin. Cần phải chú ý rằng cơ bắp của các bé vẫn rất yếu, chưa thể sử dụng để thực hiện những hoạt động mạnh như bơi lội.
Đa số các bé sẽ có phản xạ nhịn thở, bơi và lặn này cho tới khi đạt sáu tháng tuổi. Phản xạ này gồm một số yếu tố như việc ngừng thở - không ý thức được rằng mình cần thở để sống sót, nhịp tim chậm lại để sử dụng ít oxy hơn và việc lưu thông máu sẽ chậm lại, chủ yếu là ở những khu vực như ngón tay và ngón chân.
Cụ thể, nhịp tim của bé có thể giảm xuống khoảng 20%, thanh môn của bé sẽ đóng chặt lại, nước đi vào đường hô hấp trên sẽ được chuyển xuống thực quản và đi vào dạ dày. Phản xạ bơi lặn này được gia cố thêm bằng khả năng tiết kiệm oxy trong các hoạt động của cơ thể. Oxy tiết kiệm được chuyển về phổi và tim.
Có thể coi khả năng nhịn thở, bơi lặn này của các bé là cơ chế phòng vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khả năng này mất dần đi theo năm tháng, khi mà bộ não dần dần kiểm soát hầu như tất cả các phản ứng của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét