Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Lấy dấu vân tay để truy tìm tội phạm như thế nào?

Những vụ thảm án, các vụ giết người, cướp ngân hàng hay trọng án... tuỳ theo trình độ mà thủ phạm có thể vô tình "để quên" những bằng cớ tố cáo thân phận của mình. Dấu vân tay là một trong những chứng cứ sắt đá ấy.
Dấu vân tay (finger print) là một trong các "chữ ký" sinh học mà bất kỳ người bình thường nào cũng có. Chúng luôn là duy nhất, bất kể bạn có anh chị em song sinh hay không, DNA có giống nhau hay không. Vì thế, vân tay là một công cụ tốt dùng để nhận dạng từng cá nhân trong cộng đồng. Đối với khoa học , đấy là công cụ để lần ra kẻ phạm tội, nhất là trong những vụ trọng án khi mà hung thủ đã trốn thoát khỏi hiện trường.
van-tay-phunutoday-vn
Vân tay là "chữ ký" sinh học riêng của mọi người.
Nhưng cảnh sát đã làm thế nào để có được dấu vân tay nghi phạm? Hay nói cách khác, các chuyên gia hình sự làm những gì? Bởi vì không phải lúc nào "chữ ký" sinh học trên cũng thể hiện rõ ràng và dứt khoát. Trong nhiều trường hợp, gần như không thể truy ra được mẫu vân tay gốc.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số phương pháp mà các nhà điều tra hình sự thường dùng để lấy mẫu vân tay và thậm chí cả những loại vân khác của con người. Bạn cũng chú ý rằng ngoài việc điều tra tội phạm, các phương pháp trên còn có thể giúp ích trong việc tìm kiếm người bị hại, nạn nhân của các vụ thiên tai thảm hoạ vì đôi khi chúng ta không thể biết chắc một ai đó còn sống hay đã chết hoặc cái xác đang bị phân huỷ ấy có thể là ai...
Dấu vân tay có thể tìm thấy ?
Chúng có thể tìm thấy ở mọi nơi, miễn là một bề mặt rắn, bao gồm cả trên cơ thể người. Các nhà phân tích chia ra 3 loại vân tay tuỳ theo nơi mà chúng được tìm thấy. Trước hết là dấu vân trên những bề mặt mềm như xà phòng, sáp nến, khăn ướt... còn được gọi là vân "mềm" 3 chiều. 2 loại còn lại là vân trên bề mặt cứng và chia thành vân nhìn thấy (hay vân nổi - patent print) hoặc không nhìn thấy (hay vân chìm - latent print).
van-tay-phunutoday-vn
Hầu hết mọi bề mặt đều có thể lưu lại vân tay.
Vân nổi có thể dễ dàng tìm thấy được vì chúng nổi lên trên các bề mặt khi máu, bụi đất, mực, sơn, dầu... mà hung thủ để lại trên bề mặt. Còn vân chìm rất khó nhận thấy bằng mắt thường, chúng được hình thành khi dầu và mồ hôi của hung thủ bám lên một bề mặt khác. Để tìm thấy vân chìm, các nhà điều tra phải dùng đến nhiều công cụ khác nhau để làm nổi bật chúng lên.
Vân tay được thu thập như thế nào?
Tuỳ theo loại vân, cách thu thập sẽ khác nhau. Dĩ nhiên với loại vân "mềm", chúng biến mất theo thời gian khi bề mặt vật chất thay đổi nên gần như rất khó thu thập. Thường các nhà điều tra thu thập 2 loại vân "cứng" còn lại.
Thu thập vân nổi
Đây là kiểu vân dễ thu thập nhất. Cách thu thập cũng rất đơn giản - máy ảnh. Nhà điều tra sẽ chụp lại ảnh vân tay ở độ phân giải cao rồi từ đó dùng các công cụ đo đạc hình sự để trích xuất ra thông tin. Họ có thể cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách thay đổi hướng ánh sáng khi chụp hoặc sử dụng những loại ánh sáng khác (alternate) hoặc một số hoá chất khác. Song thông thường thì việc này không cần thiết lắm.
Thu thập vân chìm
Không phải lúc nào mọi thứ cũng dễ dàng như vân nổi. Nếu hung thủ ranh ma, hắn sẽ không để lại mẫu vân nổi nào lại hiện trường. Song đôi khi vì "lơ đãng", một số vân chìm có thể sẽ tố cáo chính hắn. Hung thủ càng tiếp xúc với nhiều đồ vật thì rủi ro "rơi rớt" dấu vết càng cao. Giả định như lúc rửa tay hay đi toilet, kẻ phạm tội bỏ găng tay và để lại đâu đó xung quanh khu vực gây án.
Bột lưu vân tay
Một phương pháp phổ biến nhất để lấy vân chìm là phủ bụi lên khu vực có dấu vân bằng các loại bột lưu vân tay. Chúng sẽ bám lên các vị trí có vân tay và biến vân chìm thành vân nổi. Tiếp đấy các nhà điều tra sẽ chụp hình lại y như cách thu thập vân nổi. Sau đó, chúng còn được lưu mẫu bằng cách áp băng dính để lưu trữ về sau này.
Tuy nhiên, các loại bột này có thể làm hư hại đến các bằng chứng liên quan khác có ở hiện trường khiến cho công tác điều tra bị ảnh hưởng. Vì thế, trước khi sử dụng loại bột trên, nhà điều tra có thể sẽ dùng các phương pháp lấy vân chìm khác để hỗ trợ.
van-tay-phunutoday-vn
Các loại ánh sáng khác nhau có thể giúp cải thiện chất lượng hình ảnh vân tay
Đây là phương pháp phổ biến thứ 2 và đang được nhiều nhà điều tra sử dụng vì có thể áp dụng lên hầu hết mọi bề mặt lấy mẫu (cửa chính, cửa sổ, tay cầm, thang vịn...). Một thiết bị phát tia laser hoặc LED với ánh sáng nằm trong một dải bức xạ cố định sẽ được quét lên bề mặt nghi án. Thậm chí những thiết bị cao cấp hơn có thể cung cấp các bộ lọc sáng khác nhau dành cho từng phổ màu hoặc bột lưu vân khác nhau. Lấy ví dụ, nhà điều tra có thể dùng ánh sáng xanh với bộ lọc màu cam để làm nổi bật dấu vân chìm hơn.
Cyanoacrylate
van-tay-phunutoday-vn
Căn buồng đặc biệt dùng cho việc phun keo siêu dính lên các vân chìm
Đây là tên một loại keo siêu dính, vốn sẽ được nhà điều tra phun sương lên bề mặt lấy mẫu trước khi cho bột vân tay hoặc thuốc nhuộm màu. Phương pháp này được dùng trên các bề mặt không xốp (non-porous) như mặt kính, gương, kim loại... vốn cho phép hơi cyanoacrylate bám lên. Sau đó, các vân tay có thể sẽ được nhìn thấy dưới ánh sáng đèn sáng trắng thông thường.
Các hoá chất hỗ trợ
van-tay-phunutoday-vn
Vân tay hiện màu tím khi tương tác với ninhydrin.
Với các bề mặt xốp (porous) như gỗ, giấy... các nhà điều tra cần tới những loại hoá chất khác, ví dụ ninhydrin hay hoá chất tương tác vật lý, nhằm làm bật lên những chi tiết vân chìm. Từng loại hoá chất trên sẽ tương tác với từng loại thành phần của bề mặt tiếp xúc, như các amino acid hoặc hoặc muối vô cơ. Chất ninhydrin khiến các mẫu vân chìm chuyển sang màu tím, giúp chúng dễ chụp hình hơn. Trong khi DFO (1,2-diazafluoren-9-one) lại gây ra hiệu ứng huỳnh quang, các mẫu vân chìm sẽ sáng lên khi chúng được rọi bởi những tia sáng xanh-lam.
Các kỹ thuật khác
Ngoài các biện pháp đã nêu, còn một số những kỹ thuật đặc biệt khác chuyên dùng cho việc lấy mẫu van từ da người, vải vóc, quần áo hoặc các bề mặt khó khăn khác. Amido Black, một chất nhuộm màu protein, vốn phản ứng với sự hiện diện của bất kỳ loại protein nào (do sinh vật để lại), thường được dùng để tăng cường hình ảnh các vết máu nằm trên da người. Riêng với quần áo, một số kỹ thuật cao như kết tủa kim loại trong buồng chân không bằng bột vàng và kẽm, được dùng để hỗ trợ công tác điều tra.
AccuTrans, một phức chất đổ khuôn dạng lỏng, được dùng để tách các mẫu vân làm bằng bột lưu vân ra khỏi những bề mặt gồ ghề, cong hoặc dệt bằng sợi. Về cơ bản, đây là một chất lỏng sẽ lấp đầy những ngóc ngách hoặc lỗ hổng có trên bề mặt lấy mẫu, cho phép chúng dính tốt hơn với bột lưu vân, khi mà những mẫu băng dính để tách loại bột trên gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình bám dính.
Tuy vậy quá trình sử dụng hoá chất để lấy mẫu vân tay có thể làm giảm khả năng thu thập những thông tin khác có giá trị cho việc điều tra. Vì vậy các phép điều tra không làm hỏng (nondestructive) mẫu vật thường được tiến hành trước khi các phương pháp hoá chất được sử dụng. Lấy ví dụ, một mảnh giấy do hung thủ để lại sẽ được khám nghiệm trước bởi các chuyên gia về tài liệu trước khi được xử lý bằng ninhydrin, vì phản ứng hoá học của ninhydrin sẽ khiến một số loại mực bị biến mất, từ đó làm mất đi thông tin của hung thủ.
Quá trình phân tích vân tay
Sau khi mẫu vân tay được thu thập, có 4 bước mà nhà giám định vân tay cần thực hiện, được gọi là ACE-V (phân tích, so sánh, đánh giá và xác nhận), để quyết định liệu mẫu vân đó có phản ánh chính xác chủ của nó hay không.
van-tay-phunutoday-vn
Nhà giám định dùng một thấu kính đặc biệt để đánh giá các chi tiết vi mô của vân tay
Phân tích bao gồm việc xác định xem mẫu vân có thể dùng để so sánh được hay không. Nếu nó không phù hợp bởi các lý do như chất lượng kém hoặc số lượng các chi tiết nhận dạng không đầy đủ, quá trình giám định kết thúc và mẫu vân được  là không phù hợp. Nếu nó phù hợp, việc phân tích chấp nhận các chi tiết nhận dạng có thể dùng được và số lượng các sai số nằm trong khoảng cho phép. Quá trình phân tích trên thậm chí còn có thể tiết lộ thêm một số chi tiết vật lý khác mà mẫu vân gốc không có, giúp làm rõ thêm về hung thủ.
So sánh được thực hiện khi nhà phân tích nhìn vào mẫu vân của nghi phạm (có sẵn) và mẫu vừa được lấy từ quá trình phân tích. Họ sẽ so sánh các chi tiết nhỏ nhặt riêng biệt để quyết định xem chúng có trùng khớp hay không. Mẫu vân có sẵn thường được lấy từ những người có mặt tại hiện trường, nghi phạm hoặc các đối tượng có liên quan khác. Tất nhiên là đến cả từ những cơ sở dữ liệu về vân tay khác nếu nó không trùng khớp với bất kỳ người nào kể trên.
Đánh giá là giai đoạn mà nhà giám định sẽ đưa ra quyết định liệu các mẫu vân có đến từ chung một nguồn không (nhận diện được chủ mẫu vân) hoặc từ nguồn khác (loại trừ nghi vấn) hoặc không thể kết luận được. Trường hợp không kết luận được có thể do chất lượng các mẫu vân quá tệ, thiếu sót các khu vực có thể so sánh hoặc không có đủ số lượng các chi tiết đồng dạng hoặc không đồng dạng để có thể chắc chắn nó thuộc về ai.
Xác nhận là lúc mà một nhà giám định khác, độc lập thực hiện 3 bước trên nhằm để xem họ có đưa ra quyết định giống như nhà giám định ban đầu hay không. Bước kiểm tra chéo này nhằm loại bỏ các sai sót mang tính chủ quan mà nhà giám định đầu tiên có thể mắc phải.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: