Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Vì sao đa số phụ nữ Nhật ở nhà nội trợ

Nhật Bản là một quốc gia xếp hạng chót trong báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu. Năm 2013, Nhật Bản xếp thứ 105 (trong tổng số 135 quốc gia), thậm chí là xếp sau cả nước Burkina Faso về bình đẳng giới tính.
Dựa trên những kết quả trên, Nhật Bản có vẻ không phải là một quốc gia lý tưởng cho phụ nữ, nhưng bạn đã lầm. Trong khi khoảng cách giới tính trong công sở, nền kinh tế và chính trị là rất lớn, những yếu tố xã hội khác lại cho thấy phụ nữ Nhật nắm quyền rất lớn trong tay.
Sáng kiến mới của Thủ tướng Shinzo Abe là “kinh tế nữ giới”, nhắm đến việc phá vỡ văn hóa doanh nghiệp truyền thống – tức là công sở chủ yếu là nơi dành cho nam giới - để tạo điều kiện cho nữ giới duy trì công việc và phát triển sự nghiệp sau khi sinh con. Hiện tại, 50 - 60% phụ nữ Nhật nghỉ việc sau khi sinh con. Sáng kiến “kinh tế nữ giới” đặt mục tiêu đưa một triệu phụ nữ quay trở lại công sở. Thủ tướng Abe phát biểu, hy vọng thúc đẩy ít nhất 54,5% phụ nữ chuyển từ các công việc bán thời gian sang toàn thời gian.
Trong khi đây là một mục tiêu đáng ngưỡng mộ và cần thiết để giải quyết tình trạng lao động già và suy giảm lực lượng lao động, kế hoạch này có thể bị phản tác dụng. Lý do là bởi phụ nữ Nhật nắm khá nhiều quyền lực trong tay và không muốn đánh đổi điều đó cho thứ gì khác.
vi-sao-da-so-phu-nu-nhat-o-nha-noi-tro
1. Làm mẹ được coi là một nghề đáng tôn trọng ở Nhật
Ở Nhật, làm mẹ thực sự được coi là một nghề của người phụ nữ. Người mẹ cống hiến 100% sức lực với việc chăm sóc con cái, quan tâm việc học và lo toan việc nhà. Và đây là điều mà họ cực kì tự hào về bản thân. Thực tế, rất nhiều người Nhật không hiểu nổi vì sao những người phụ nữ ở nhà nội trợ không được coi trọng tại nhiều nước phương Tây. 
Nhấn mạnh vào việc tạo sự gắn kết tình cảm với các con (luôn bên con mọi lúc), dạy chúng điều hay lẽ phải (trẻ bắt đầu đi mẫu giáo từ năm 3 tuổi), trông con, nấu những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm sóc sức khỏe cho con. Người mẹ được cho là phải tận tâm hết sức chăm lo cho con mọi điều. 
Nếu bạn còn nghi ngờ đều đó, hãy xem lại trào lưu chuẩn bị cơm hộp cho con của các bà mẹ Nhật. Phụ nữ Nhật kì công dành nhiều giờ liền để chuẩn bị những bữa cơm trưa rất dễ thương cho con mang đến trường. Một khi trẻ đi học mẫu giáo, người mẹ cần theo sát con trong mọi hoạt động của trường, từ những việc thêu bảng tên của con lên đồ vật của con hay việc đảm bảo con biết thể hiện thái độ đúng mực với giáo viên, người lớn tuổi.
2. Phụ nữ Nhật có nền tảng giáo dục tốt
Trong khi rất nhiều phụ nữ đi học đại học và cao đẳng 4 năm, thì một phần lớn phụ nữ lại theo học tại các trường cao đẳng 2 năm để học các kĩ năng thư kí, kế toán, hoặc các lĩnh vực như dinh dưỡng, giáo dục mầm non, y tá, âm nhạc và văn học.
Bạn có nhận ra điều gì không? Tất cả những lĩnh vực này đều nhằm mục đích giúp họ trở thành một người mẹ tốt trong tương lai, trang bị đủ kiến thức để nuôi dạy con thật tốt. Sau đó, khi phải lo toan cho gia đình, cô ấy sẽ dành 2 năm tiếp theo để học cách trở thành một người mẹ đảm đang, cũng tương tự như việc học đại học để đi làm.
3. Phụ nữ nắm tay hòm chìa khóa trong gia đình
Không có gì ngạc nhiên khi phụ nữ là người nắm tay hòm chìa khóa trong gia đình. Người chồng sẽ đưa hết tiền lương cho vợ nắm giữ và chỉ nhận một phần tiền để tiêu vặt, khảo sát cho biết là khoảng 500 đôla/tháng. Phụ nữ thực sự là người nắm quyền. Họ cũng thường lập “quỹ đen” để chi tiêu cá nhân, đôi khi tự nuông chiều bản thân hoặc để dành cho lúc về già.
4. Hưởng thụ dịch vụ chăm sóc y tế tuyệt vời
Nói về dịch vụ thai sản, không đâu tuyệt vời như Nhật Bản. Với tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong thuộc loại thấp nhất trên thế giới, sản phụ thường không về nhà ngay sau khi sinh con. Thay vào đó, cả mẹ và bé được ở lại 5 - 10 ngày để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. 
Trong thời gian này, các bà mẹ sẽ chuyên gia hướng dẫn về việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Họ có thể chọn giữa bệnh viện tư và bệnh viện công để sinh con và bảo hiểm y tế xã hội sẽ chi trả một khoản tiêu chuẩn là 420.000 yên (tương đương 3.500 đôla) cho bà mẹ, số tiền này dựa trên chi phí trung bình cho một ca thai sản sinh con.
Thêm vào đó, bà ngoại cũng hỗ trợ trong tháng đầu tiên những việc như nấu nướng, dọn dẹp hay chăm sóc những đứa trẻ khác ở nhà và động viên, giúp đỡ con gái chăm sóc em bé mới sinh với kinh nghiệm của mình.
5. Người mẹ luôn có quyền giám hộ con sau khi ly hôn
Theo luật Dân sự của Nhật Bản liên quan đến việc ly hôn, quyền nuôi dạy con được trao cho chỉ bố hoặc mẹ chứ không phải cả hai. Việc chia sẻ quyền nuôi con là bất hợp pháp và lịch sử cho thấy người mẹ luôn chiếm tỷ lệ giành được quyền nuôi con tới 80 - 90%. Người không có quyền nuôi con thường hiếm khi có dịp gặp lại con mình. Việc thăm con có thể được sắp xếp theo thỏa thuận hai bên nhưng nhiều phụ nữ không cho phép chồng gặp con.
Hajime Tanoue, luật sự về thị thực tại Văn phòng Luật biên giới quốc tế giải thích “Trước Thế chiến thứ 2, chỉ các ông bố được quyền giám hộ con. Nhưng sau chiến tranh, Đại tướng Douglas MacArthur đã thay đổi đạo luật này, trao lại quyền giám hộ con cho các bà mẹ trong trường hợp ly hôn. Các bà mẹ chiến thắng trong khoảng 90% số vụ giành quyền nuôi con. 
Một số bà mẹ kiên quyết không cho chồng gặp lại con nữa. Ngay cả khi tòa án quyết định người chồng có thể gặp con một lần mỗi tháng thì người vợ hoàn toàn có quyền từ chối mà không phải chịu bất kì hậu quả nào”.
Vì vậy, có thể nói, Nhật Bản không phải nơi người đàn ông nắm mọi quyền hành. Khi nói đến đời sống gia đình, người đàn ông thường dành trọn thời gian cho sự nghiệp và làm thêm giờ để chu cấp cho gia đình.
Với việc làm mẹ gần như được nâng tầm lên thành nghệ thuật, thật không khó để hiểu tại sao phụ nữ Nhật sẵn sàng gạt bỏ sự nghiệp sang một bên để toàn tâm nuôi dạy con cái trong khi văn hóa Nhật Bản chính là làm việc không ngừng nghỉ, đặt công việc lên trên gia đình và lương thấp – nguyên nhân cốt lõi đằng sau việc thiếu hụt lao động nữ toàn thời gian ở các công sở.
Một khi bạn coi việc làm mẹ là một công việc nghiêm túc, liệu có công bằng không khi yêu cầu phụ nữ chuyển sang một công việc khác chỉ vì nó có lợi hơn hoặc để đáp ứng nhu cầu lao động. Nếu một người phụ nữ chọn công việc nội trợ và cảm thấy hạnh phúc vì nó thì chẳng phải là đủ sao? Nếu bạn hỏi một người đàn ông bỏ học để theo đuổi giấc mơ trở thành thợ máy, bạn có yêu cầu anh ấy đổi nghề? Và nếu phụ nữ đi làm ở công sở, ai sẽ lấp đầy chỗ trống tại nhà?
Cán cân gia đình và công việc ở Nhật Bản rất riêng biệt: đàn ông làm việc nước, phụ nữ làm việc nhà.




Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai?

Cùng vén màn bí mật đằng sau những nhân vật có thật trong bộ bài và thử tài với câu đố khiến bạn ngã ngửa vì bất ngờ.

Hẳn nhiều người trong chúng ta đã cầm đến hay chơi bộ bài Tây (hay tú lơ khơ) nhưng không phải ai cũng biết nhân vật thực sự ẩn đằng sau các quân bài J, Q, K - họ là ai. 
Câu trả lời sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 1.
Nhiều người cho rằng J bích là Albrecht von Wallenstein - nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II.
Ông đã chỉ huy đội quân từ 3 vạn đến 10 vạn người của Hoàng đế trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm (1618 - 1648). Một số người khác lại cho rằng đây là hình ảnh của Ogier - người tùy tùng của vua Charlemagne.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 2.
Nhân vật xuất hiện trong quân bài J tép chính là hiệp sĩ Lancelot - một trong những dũng sĩ đa tài bậc nhất của vua Arthur nhưng lại vướng vào mối tình vụng trộm với hoàng hậu.
Khi bị phát giác, vua Arthur đã cho tử hình hoàng hậu, Lancelot xông vào cứu nàng và từ đó trở thành kẻ đối đầu với nhà vua. 
Khi phản thần nổi loạn, đe dọa ngai vàng vua Arthur, Lancelot quay trở về hỗ trợ ngài nhưng đã quá muộn. Nhà vua đã bị sát hại, hoàng hậu cũng trở thành nữ tu, Lancelot bỏ tước vị hiệp sĩ và sống quãng đời còn lại như một vị linh mục.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 3.
Vẫn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện quân bài J rô là ai. Nhiều người cho rằng, đó là Hector - con trai của vua Priamus. Sau khi em trai mình là Paris gây ra họa lớn, Hector phải lãnh đạo quân lính Thành Troy chống lại quân Hy Lạp. 
Mặc dù đã nhìn trước được tương lai tăm tối, toàn bộ Thành Troy và dòng họ Priam sẽ bị hủy diệt thế nhưng Hector không hề chạy trốn. Chàng đã lãnh đạo nhân dân Thành Troy kiên cường chiến đấu với quân Hy Lạp để bảo vệ những gì họ yêu quý nhất.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 4.
Hình ảnh trên quân bài J cơ là La Hire. La Hire (1390 - 1443) là người tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, là trợ thủ đắc lực của thánh nữ Jeanne d’ Arc.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 5.
Quân Q bích là nữ hoàng Eleanor - vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là người phụ nữ duy nhất trong các quân bài cầm vũ khí.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 6.
Quân bài Q tép là hoàng hậu Argine. Ẩn sau lá bài này là câu chuyện cuộc chiến hoa hồng của giới quý tộc ở Anh quốc. Hoàng tộc Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, trong khi đó hoàng tộc York lại chọn hoa hồng trắng. 
Sau khi hai hoàng tộc trải qua cuộc chiến hoa hồng, họ đã hòa giải và "bắt tay" với nhau nên trên tay vị hoa hậu này cầm bông hoa màu hồng.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 7.
Trên quân bài Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái, bà là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà cũng chính là em gái của Leah, người vợ đầu tiên của Jacob.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 8.
Hình ảnh xuất hiện trên lá bài Q cơ là hình ảnh của nữ hoàng Judith - nhân vật trong kinh thánh Cựu ước. Với nhan sắc và mưu trí, bà đã hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh, để cứu người dân thành Bethulia.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 9.
Quân bài K bích là hình ảnh của vua David (1040 - 970 TCN), ông là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất.
Ông là một người yêu nhạc, giỏi diễn tấu đàn hạc và viết nhiều bài thánh ca trong kinh thánh, chính vì vậy trong các hình vẽ về ông thì hầu hết đều có hình ảnh cây đàn.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 10.
Hình ảnh trong quân bài K tép chính là Alexander Đại đế (356 - 323TCN). Ông là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia, là con của vua Philip II, nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị và có mưu toan thống trị thế giới.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 11.
Quân bài K rô là Gaius Julius Caesar (100 - 44 TCN) - một lãnh thụ quân sự và chính trị của La Mã, ông cũng là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Ông có vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La mã.
Gaius Julius Caesar xuất thân trong gia đình quý tộc, từng đảm nhận chức quan về tài vụ, thẩm phán, quan giám sát… Năm 49TCN, ông lãnh đạo quân đội đánh chiếm Rome, thiết lập quyền lực trong một chế độ độc tài. Tới năm 44TCN, ông bị sát hại.
Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 12.
Trên quân bài K cơ là vua Charlemagne. Charlemagne Charles Đại đế (742 - 814) là vua của người Frank (768-814), sau lên ngôi Hoàng đế La Mã.
Trong 14 năm tại vị, ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, làm chủ hơn một nửa lãnh thổ châu Âu. Trên quân K cơ, ông là người duy nhất không có ria do người đục gỗ trên bảng khắc hình tượng của ông đã vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến bộ ria của ông bị mất.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng “củ mật”?

Có bao giờ bạn tự hỏi, củ mật là củ gì và tại sao người ta lại gọi tháng Chạp bằng tên của loại củ ấy không.

Vào tháng Chạp - tháng cuối cùng trong năm âm lịch, chúng ta hay được nghe đi nghe lại câu “tháng củ mật, cẩn thận tài sản”. Thoạt đầu, nhiều người nghĩ củ mật là tên của một loại củ rất quý giá đến mức người ta phải trông ngày trông đêm, đề phòng mất trộm. Nhưng thực ra, chẳng có loại củ nào tên là củ mật trên đời cả.
Mô tả ảnh.
Thực ra, "củ mật" không phải là một loại củ...
Củ mật thực chất là từ Hán Việt, trong đó "Củ" có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói "củ sát" - tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay. Còn "mật" được dùng trong "cẩn mật", ý chỉ sự kín đáo, không để lộ. Vậy, "củ mật" ở đây mang nghĩa "củ sát cẩn mật" - kiểm soát cẩn thận.
Tháng Chạp là tháng mà nhiều người quan niệm rằng hay gặp xui xẻo, dễ mất mát tiền của, hay bị “tai bay vạ gió”. Cũng chính vì lý do đó, các cụ thường gọi tháng Chạp là “tháng củ mật”. Ngày xưa, đến tháng này, quan lại các cấp thường hay nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để ngăn ngừa đạo chích.
Mô tả ảnh.
Trong tháng củ mật, tỉ lệ mất trộm thường cao hơn các tháng khác
Nguyên nhân cũng vì đây là tháng dễ xảy ra mất trộm nhất. Tháng Chạp là tháng sát Tết, ai cũng bận bù đầu, phải đi lại thường xuyên, thức khuya dậy sớm... nên thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, và đặc biệt là cực kỳ buồn ngủ.
Vậy nên, hầu hết cứ xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi còn ngủ gật, cửa nẻo đôi khi quên khóa, xe quên cho vào nhà, đồ đạc, quần áo phơi phóng quên cất dọn... Thêm nữa, nhu cầu mua sắm, hội họp bạn bè ngày giáp Tết tăng, thường xuyên mang nhiều tiền trong người. 
Vì vậy, nếu lơ là một chút sẽ tạo cơ hội “ngàn vàng” cho đạo chích lộng hành, việc mất tiền, mất của rất dễ xảy ra. Thêm nữa, ngay cả đạo chích tháng này cũng hoạt động “hết công suất” để có một cái Tết no ấm, đầy đủ nên việc mất trộm sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Mô tả ảnh.
Tháng "củ mật" nhắc nhở mọi người nên cẩn thận hơn trong mọi việc
Tháng Chạp thời tiết hanh khô dễ xảy ra cháy nổ trong khi đun nấu, chất lửa sưởi ấm... Vì thế, người xưa hay gọi tháng Chạp là tháng “củ mật” để nhắc mọi người đề phòng cẩn thận chứ không phải vì tháng giáp Tết này ngọt ngào hay ngon lành gì đâu nhé!



Vì sao lại gọi là cụ rùa?

Con rùa là một trong 4 linh vật và đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng, được thần thánh hoá trong tâm trí người Việt. Vì thế nên Rùa Hồ Gươm thường được gọi bằng kính ngữ là "cụ".

Rùa là linh vật trong đời sống văn hóa của người Việt. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Rùa là linh vật trong đời sống của người Việt
Với người Việt, hình tượng con rùa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Rùa tượng trưng cho trời - đất, âm - dương, cho tri thức, cho sức mạnh, sự trường tồn. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Quy, Phượngđã khắc sâu trong đời sống tâm linh của dân tộc.
Hình ảnh con rùa với chiếc mai khum khum như bầu trời, bụng phẳng như mặt đất, sống lâu ngàn tuổi. Rùa gắn với giang sơn đất nước giúp nhân dân ta đấu tranh đánh bại kẻ thù để giữ nền độc lập, đem lại cuộc sống an bình cho nhân dân.
Đã là người dân đất Việt, ai cũng biết câu chuyện Thần Kim Quydạy cho vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, giúp nhà vua lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược, để rồi cho đến mãi sau này ai cũng nhớ câu ca:
“Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành Ốc, Rùa Vàng Tiên xây”
Rồi trong sự tích Hồ Gươm lưu truyền chuyện rùa thần hiện lên trên mặt hồ để thu lại thanh gươm báu đã trao cho Lê Lợi, giúp đánh thắng quân Minh xâm lược:
“Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa
Có cầu Thê Húc có chùa Ngọc Sơn”
Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Rùa còn tượng trưng cho văn hóa và tri thức.
82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa. Một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Rùa cõng bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. (ảnh: phamhung)
Rùa mang lại điềm lành và may mắn cho con người
Thời phong kiến Trung Quốc, những gia đình giàu có, quan lại đều có ao rùa. Tại Malaysia, có thể nhìn thấy ao rùa trong đền thờ Kel Lok Si ở đồi Penang và ở cao nguyên Genting. Đối với người Việt, rùa cũng là biểu tượng mang lại sức khỏe, may mắn và tiền tài.
Trong phong thủy, rùa đại diện cho hướng Bắc, mạng thủy và con số một. Theo quan niệm xưa, phương Bắc là nơi thu hút tiền tài từ công việc hay kinh doanh, cũng như công danh và sự nghiệp. Do đó, bạn có thể đặt rùa trong nhà để cầu may mắn và tài lộc:
1. Sức khỏe
Về mặt sức khỏe, loài rùa đại diện cho tuổi thọ. Trong các chuyện ngụ ngôn ở hầu khắp các nước, hầu hết loài rùa tưởng chừng như ì ạch, chậm chạp nhưng lại hay thắng các cuộc đua. Nhờ đức tính kiên trì bền bỉ, rùa sẽ tăng thêm sức lực cho bạn trong suốt quãng đường đời.
2. Quan hệ gia đình
Nếu bạn muốn những mối quan hệ gia đình hạnh phúc và tốt đẹp hơn, sức khỏe dồi dào hơn, hãy đặt một con rùa ở hướng Đông của ngôi nhà hoặc phòng khách để cải thiện cả hai lĩnh vực này trong cuộc sống của bạn. Hướng Đông đại diện cho Mộc kết hợp với mạng Thủy của rùa sẽ mang lại sự hòa hợp tuyệt vời.
3. Tránh sát khí
Những con rùa cũng quan trọng trong phong thủy vì nó mang trên mình bản đồ tử vi. Nhìn vào mai rùa, có thể thấy những hình lục giác trông giống như những ô bát quái. 
Treo một chiếc mai rùa trên cửa ra vào sẽ có tác dụng tán sát khí giống như tác dụng của gương bát quái. 
Ngoài ra, rùa còn là một loại động vật có tuổi thọ cao, được liệt vào trong “tứ linh”, là động vật tượng trưng cho phúc lành. Bởi vậy, các vật trang trí hình rùa có thể được trưng bày trong nhà như một biểu tượng cát tường.
Đối với từng loại tượng rùa khác nhau cần đặt ở những phương vị hợp mệnh. Rùa sứ, rùa gỗ hợp hướng Đông; rùa đá, rùa gốm nên ở hướng Tây Nam, Đông Bắc. Còn rùa đầu rồng thì tọa lạc tại hướng Tây, Tây Bắc trong nhà. (ảnh: vietq)
4. Tích lũy tiền của
Đặt một bức tượng hoặc hình ảnh Rùa ở hướng Đông Nam là một cách để phát triển tiền bạc của bạn. Trên thực tế, nếu có thể nuôi một con rùa và đặt ở hướng này không chỉ giúp các khoản đầu tư của bạn phát triển mà còn bảo vệ của cải cho bạn. 
Yếu tố Mộc ở hướng Đông Nam chỉ thích hợp với năng lượng của nước, vì thế, bạn nên nuôi rùa nước ở đây hoặc có thể đặt một đài phun nước cùng một con rùa là tốt nhất.
5. Giúp ngủ ngon giấc
Đặt một chú rùa nhỏ dưới giường ngủ của bạn để giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Sự hỗ trợ được bổ sung mang đến cho bạn giây phút nghỉ ngơi thoải mái cùng cảm giác được bảo vệ trong khi đang ngủ. Nó cũng thu hút nhiều thu nhập hơn và các cơ hội cho bạn trong lúc bạn ngủ.
6. Cải thiện sự nghiệp và tăng thêm cơ hội thu nhập
Thêm một biểu tượng hoặc hình ảnh của rùa trong phòng làm việc của bạn sẽ làm tăng sự hỗ trợ và sự công nhận tại nơi làm việc. Đặt một đồng tiền xu Trung Quốc vào miệng con rùa để tượng trưng cho tiền bạc sắp xuất hiện.
Đặt một biểu tượng hoặc hình ảnh con Rùa ở hướng Bắc trong phòng khách để tăng thu nhập và cơ hội tạo ra thu nhập nhiều hơn trong công việc.
Biểu tượng rùa và rồng thể hiện ý nghĩa cho cơ hội phát triển sự nghiệp (Ảnh minh họa)
Đặt rùa và rồng trong phòng làm việc sẽ giúp bạn cải thiện sự nghiệp. Những sinh vật này là hiện thân của sức mạnh (rồng) và sự bảo vệ, sức ảnh hưởng (rùa) và đều tạo kích thích sự may mắn trong công việc và kinh doanh phát triển hơn. 
Không được đặt rùa hoặc rồng trực diện với bạn vì sức mạnh của chúng là quá lớn. Nếu đặt trên bàn thì phải đặt lệch sang một phía hoặc tốt nhất nên đặt trên một chiếc bàn phía sau lưng. Thêm một đồng xu vào miệng của chung để tượng trưng cho thu nhập tăng trưởng.
7. Giúp lấy chồng nhanh và như ý
Long Quy - biểu tượng rùa đầu rồng mang lại may mắn (Ảnh minh họa)
Nếu trong nhà có người nữ muộn kết hôn, đem Long Quy đặt tại đầu giường, có thể đem về một người chồng như ý. Long với Thủy có quan hệ, song đa số rồng hay bay lượn trên không, cho nên nếu muốn lấy Thủy chế Hỏa thì dùng Long Quy màu đen đặt đầu giường là được.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Lấy dấu vân tay để truy tìm tội phạm như thế nào?

Những vụ thảm án, các vụ giết người, cướp ngân hàng hay trọng án... tuỳ theo trình độ mà thủ phạm có thể vô tình "để quên" những bằng cớ tố cáo thân phận của mình. Dấu vân tay là một trong những chứng cứ sắt đá ấy.
Dấu vân tay (finger print) là một trong các "chữ ký" sinh học mà bất kỳ người bình thường nào cũng có. Chúng luôn là duy nhất, bất kể bạn có anh chị em song sinh hay không, DNA có giống nhau hay không. Vì thế, vân tay là một công cụ tốt dùng để nhận dạng từng cá nhân trong cộng đồng. Đối với khoa học , đấy là công cụ để lần ra kẻ phạm tội, nhất là trong những vụ trọng án khi mà hung thủ đã trốn thoát khỏi hiện trường.
van-tay-phunutoday-vn
Vân tay là "chữ ký" sinh học riêng của mọi người.
Nhưng cảnh sát đã làm thế nào để có được dấu vân tay nghi phạm? Hay nói cách khác, các chuyên gia hình sự làm những gì? Bởi vì không phải lúc nào "chữ ký" sinh học trên cũng thể hiện rõ ràng và dứt khoát. Trong nhiều trường hợp, gần như không thể truy ra được mẫu vân tay gốc.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số phương pháp mà các nhà điều tra hình sự thường dùng để lấy mẫu vân tay và thậm chí cả những loại vân khác của con người. Bạn cũng chú ý rằng ngoài việc điều tra tội phạm, các phương pháp trên còn có thể giúp ích trong việc tìm kiếm người bị hại, nạn nhân của các vụ thiên tai thảm hoạ vì đôi khi chúng ta không thể biết chắc một ai đó còn sống hay đã chết hoặc cái xác đang bị phân huỷ ấy có thể là ai...
Dấu vân tay có thể tìm thấy ?
Chúng có thể tìm thấy ở mọi nơi, miễn là một bề mặt rắn, bao gồm cả trên cơ thể người. Các nhà phân tích chia ra 3 loại vân tay tuỳ theo nơi mà chúng được tìm thấy. Trước hết là dấu vân trên những bề mặt mềm như xà phòng, sáp nến, khăn ướt... còn được gọi là vân "mềm" 3 chiều. 2 loại còn lại là vân trên bề mặt cứng và chia thành vân nhìn thấy (hay vân nổi - patent print) hoặc không nhìn thấy (hay vân chìm - latent print).
van-tay-phunutoday-vn
Hầu hết mọi bề mặt đều có thể lưu lại vân tay.
Vân nổi có thể dễ dàng tìm thấy được vì chúng nổi lên trên các bề mặt khi máu, bụi đất, mực, sơn, dầu... mà hung thủ để lại trên bề mặt. Còn vân chìm rất khó nhận thấy bằng mắt thường, chúng được hình thành khi dầu và mồ hôi của hung thủ bám lên một bề mặt khác. Để tìm thấy vân chìm, các nhà điều tra phải dùng đến nhiều công cụ khác nhau để làm nổi bật chúng lên.
Vân tay được thu thập như thế nào?
Tuỳ theo loại vân, cách thu thập sẽ khác nhau. Dĩ nhiên với loại vân "mềm", chúng biến mất theo thời gian khi bề mặt vật chất thay đổi nên gần như rất khó thu thập. Thường các nhà điều tra thu thập 2 loại vân "cứng" còn lại.
Thu thập vân nổi
Đây là kiểu vân dễ thu thập nhất. Cách thu thập cũng rất đơn giản - máy ảnh. Nhà điều tra sẽ chụp lại ảnh vân tay ở độ phân giải cao rồi từ đó dùng các công cụ đo đạc hình sự để trích xuất ra thông tin. Họ có thể cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách thay đổi hướng ánh sáng khi chụp hoặc sử dụng những loại ánh sáng khác (alternate) hoặc một số hoá chất khác. Song thông thường thì việc này không cần thiết lắm.
Thu thập vân chìm
Không phải lúc nào mọi thứ cũng dễ dàng như vân nổi. Nếu hung thủ ranh ma, hắn sẽ không để lại mẫu vân nổi nào lại hiện trường. Song đôi khi vì "lơ đãng", một số vân chìm có thể sẽ tố cáo chính hắn. Hung thủ càng tiếp xúc với nhiều đồ vật thì rủi ro "rơi rớt" dấu vết càng cao. Giả định như lúc rửa tay hay đi toilet, kẻ phạm tội bỏ găng tay và để lại đâu đó xung quanh khu vực gây án.
Bột lưu vân tay
Một phương pháp phổ biến nhất để lấy vân chìm là phủ bụi lên khu vực có dấu vân bằng các loại bột lưu vân tay. Chúng sẽ bám lên các vị trí có vân tay và biến vân chìm thành vân nổi. Tiếp đấy các nhà điều tra sẽ chụp hình lại y như cách thu thập vân nổi. Sau đó, chúng còn được lưu mẫu bằng cách áp băng dính để lưu trữ về sau này.
Tuy nhiên, các loại bột này có thể làm hư hại đến các bằng chứng liên quan khác có ở hiện trường khiến cho công tác điều tra bị ảnh hưởng. Vì thế, trước khi sử dụng loại bột trên, nhà điều tra có thể sẽ dùng các phương pháp lấy vân chìm khác để hỗ trợ.
van-tay-phunutoday-vn
Các loại ánh sáng khác nhau có thể giúp cải thiện chất lượng hình ảnh vân tay
Đây là phương pháp phổ biến thứ 2 và đang được nhiều nhà điều tra sử dụng vì có thể áp dụng lên hầu hết mọi bề mặt lấy mẫu (cửa chính, cửa sổ, tay cầm, thang vịn...). Một thiết bị phát tia laser hoặc LED với ánh sáng nằm trong một dải bức xạ cố định sẽ được quét lên bề mặt nghi án. Thậm chí những thiết bị cao cấp hơn có thể cung cấp các bộ lọc sáng khác nhau dành cho từng phổ màu hoặc bột lưu vân khác nhau. Lấy ví dụ, nhà điều tra có thể dùng ánh sáng xanh với bộ lọc màu cam để làm nổi bật dấu vân chìm hơn.
Cyanoacrylate
van-tay-phunutoday-vn
Căn buồng đặc biệt dùng cho việc phun keo siêu dính lên các vân chìm
Đây là tên một loại keo siêu dính, vốn sẽ được nhà điều tra phun sương lên bề mặt lấy mẫu trước khi cho bột vân tay hoặc thuốc nhuộm màu. Phương pháp này được dùng trên các bề mặt không xốp (non-porous) như mặt kính, gương, kim loại... vốn cho phép hơi cyanoacrylate bám lên. Sau đó, các vân tay có thể sẽ được nhìn thấy dưới ánh sáng đèn sáng trắng thông thường.
Các hoá chất hỗ trợ
van-tay-phunutoday-vn
Vân tay hiện màu tím khi tương tác với ninhydrin.
Với các bề mặt xốp (porous) như gỗ, giấy... các nhà điều tra cần tới những loại hoá chất khác, ví dụ ninhydrin hay hoá chất tương tác vật lý, nhằm làm bật lên những chi tiết vân chìm. Từng loại hoá chất trên sẽ tương tác với từng loại thành phần của bề mặt tiếp xúc, như các amino acid hoặc hoặc muối vô cơ. Chất ninhydrin khiến các mẫu vân chìm chuyển sang màu tím, giúp chúng dễ chụp hình hơn. Trong khi DFO (1,2-diazafluoren-9-one) lại gây ra hiệu ứng huỳnh quang, các mẫu vân chìm sẽ sáng lên khi chúng được rọi bởi những tia sáng xanh-lam.
Các kỹ thuật khác
Ngoài các biện pháp đã nêu, còn một số những kỹ thuật đặc biệt khác chuyên dùng cho việc lấy mẫu van từ da người, vải vóc, quần áo hoặc các bề mặt khó khăn khác. Amido Black, một chất nhuộm màu protein, vốn phản ứng với sự hiện diện của bất kỳ loại protein nào (do sinh vật để lại), thường được dùng để tăng cường hình ảnh các vết máu nằm trên da người. Riêng với quần áo, một số kỹ thuật cao như kết tủa kim loại trong buồng chân không bằng bột vàng và kẽm, được dùng để hỗ trợ công tác điều tra.
AccuTrans, một phức chất đổ khuôn dạng lỏng, được dùng để tách các mẫu vân làm bằng bột lưu vân ra khỏi những bề mặt gồ ghề, cong hoặc dệt bằng sợi. Về cơ bản, đây là một chất lỏng sẽ lấp đầy những ngóc ngách hoặc lỗ hổng có trên bề mặt lấy mẫu, cho phép chúng dính tốt hơn với bột lưu vân, khi mà những mẫu băng dính để tách loại bột trên gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình bám dính.
Tuy vậy quá trình sử dụng hoá chất để lấy mẫu vân tay có thể làm giảm khả năng thu thập những thông tin khác có giá trị cho việc điều tra. Vì vậy các phép điều tra không làm hỏng (nondestructive) mẫu vật thường được tiến hành trước khi các phương pháp hoá chất được sử dụng. Lấy ví dụ, một mảnh giấy do hung thủ để lại sẽ được khám nghiệm trước bởi các chuyên gia về tài liệu trước khi được xử lý bằng ninhydrin, vì phản ứng hoá học của ninhydrin sẽ khiến một số loại mực bị biến mất, từ đó làm mất đi thông tin của hung thủ.
Quá trình phân tích vân tay
Sau khi mẫu vân tay được thu thập, có 4 bước mà nhà giám định vân tay cần thực hiện, được gọi là ACE-V (phân tích, so sánh, đánh giá và xác nhận), để quyết định liệu mẫu vân đó có phản ánh chính xác chủ của nó hay không.
van-tay-phunutoday-vn
Nhà giám định dùng một thấu kính đặc biệt để đánh giá các chi tiết vi mô của vân tay
Phân tích bao gồm việc xác định xem mẫu vân có thể dùng để so sánh được hay không. Nếu nó không phù hợp bởi các lý do như chất lượng kém hoặc số lượng các chi tiết nhận dạng không đầy đủ, quá trình giám định kết thúc và mẫu vân được  là không phù hợp. Nếu nó phù hợp, việc phân tích chấp nhận các chi tiết nhận dạng có thể dùng được và số lượng các sai số nằm trong khoảng cho phép. Quá trình phân tích trên thậm chí còn có thể tiết lộ thêm một số chi tiết vật lý khác mà mẫu vân gốc không có, giúp làm rõ thêm về hung thủ.
So sánh được thực hiện khi nhà phân tích nhìn vào mẫu vân của nghi phạm (có sẵn) và mẫu vừa được lấy từ quá trình phân tích. Họ sẽ so sánh các chi tiết nhỏ nhặt riêng biệt để quyết định xem chúng có trùng khớp hay không. Mẫu vân có sẵn thường được lấy từ những người có mặt tại hiện trường, nghi phạm hoặc các đối tượng có liên quan khác. Tất nhiên là đến cả từ những cơ sở dữ liệu về vân tay khác nếu nó không trùng khớp với bất kỳ người nào kể trên.
Đánh giá là giai đoạn mà nhà giám định sẽ đưa ra quyết định liệu các mẫu vân có đến từ chung một nguồn không (nhận diện được chủ mẫu vân) hoặc từ nguồn khác (loại trừ nghi vấn) hoặc không thể kết luận được. Trường hợp không kết luận được có thể do chất lượng các mẫu vân quá tệ, thiếu sót các khu vực có thể so sánh hoặc không có đủ số lượng các chi tiết đồng dạng hoặc không đồng dạng để có thể chắc chắn nó thuộc về ai.
Xác nhận là lúc mà một nhà giám định khác, độc lập thực hiện 3 bước trên nhằm để xem họ có đưa ra quyết định giống như nhà giám định ban đầu hay không. Bước kiểm tra chéo này nhằm loại bỏ các sai sót mang tính chủ quan mà nhà giám định đầu tiên có thể mắc phải.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Nguồn gốc của những ngày Tết cổ xưa nhất thế giới


Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức các hoạt động đón chào năm mới vào ngày 1/1 theo lịch Công giáo.
Truyền thống này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 153 TCN tại La Mã. Trên thực tế, lịch gốc của người La Mã cổ chỉ có 10 tháng và bắt đầu từ ngày 1/3.
Đến năm 700 TCN, vị vua thứ hai của La Mã là Numa Pontilius quyết định thêm tháng 1 và 2 để ứng với 12 chu kỳ mặt trăng.
Tuy nhiên, cách tính này vẫn còn nhiều điểm chưa chính xác và gây ra bất tiện. Do đó, vào năm 45 TCN, Julius Caesar đã có một sự thay đổi lớn:
Ông giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để chúng trùng với chu kỳ của mặt trời
Cùng với đó, Caesar ấn định ngày 1/1 hàng năm là ngày lễ tôn vinh Janus - vị thần La Mã biểu trưng cho sự khởi đầu.
Trong dịp này, người La Mã sẽ đem các đồ cúng tế, trao đổi quà tặng, trang trí nhà cửa và tham dự các lễ hội.
Đến thời Trung Cổ, Giáo Hội châu Âu đã có từng thay thế cột mốc đón chào năm mới 1/1 bằng ngày Giáng sinh 25/12.
Nhưng cuối cùng, Giáo hoàng Gregory XIII đã khôi phục lại ngày lễ này vào năm 1582.
Tết Nguyên đán
Một trong những lễ hội truyền thống có lịch sử lâu đời nhất chính là tết Âm lịch tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác.
Theo các nhà sử học, tết Nguyên đán ra đời cách đây 3.000 năm dưới đời nhà Thương của Trung Quốc.
Ban đầu, nó được tổ chức nhằm ăn mừng một mùa cấy trồng mới nhưng sau đó, Tết Âm lịch lại gắn liền với nhiều truyền thuyết và bí ẩn.
Một trong số đó có liên quan đến Niên - sinh vật khát máu thường tìm cách ăn thịt dân làng vào dịp năm mới.
Để xua đuổi con quái vật này, người dân trang trí nhà cửa bằng những sợi dây đỏ, cây nêu và tạo ra âm thanh ầm ỹ.
Đó cũng là lý do vì sao mà cho đến ngày nay, trong ngày tết Âm lịch, người ta thường sử dụng những màu sắc sặc sỡ để xua tan tà ma và đem lại may mắn.
Dịp tết Nguyên đán thường rơi vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 của Dương lịch. Đặc biệt, mỗi năm Âm lịch lại biểu trưng bằng 1 con giáp, bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Tết Nowruz
Ngày Tết của người Ba Tư, hay còn được gọi là Nowruz, kéo dài trong gần nửa tháng. Ngày nay, nó vẫn còn được tổ chức tại Iran và một vài quốc gia vùng Trung Đông.
Lễ Nowruz diễn ra vào ngày Xuân phân ở Bắc bán cầu, thường rơi vào khoảng 21/3 hàng năm.
Những tài liệu cổ nhất về lễ Nowruz được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 2, song nhiều nhà sử học tin rằng, nó bắt nguồn vào khoảng thế kỷ 6 TCN và do người Hỏa giáo sáng lập nên
Theo tục lệ, những người dân sẽ ăn uống, trao đổi quà tặng giữa các thành viên trong gia đình và hàng xóm láng giềng.
Ngoài ra, các đám lửa to sẽ được đốt lên, cùng với đó là những quả trứng được nhuộm màu sặc sỡ.
Tết Wepet Renpet
Nền văn hóa của người Ai Cập cổ có mối quan hệ mật thiết với dòng sông Nile. Chính vì vậy, lễ đón chào năm mới của người Ai Cập cổ không diễn ra vào một ngày cố định mà gắn liền với ngày nước sông dâng lên, thường là vào tháng 7 hàng năm.
Ngày Tết của người Ai Cập cổ có tên Wepet Renpet (có nghĩa 'mở cửa năm mới'). Đây là dịp lễ có ý nghĩa quan trọng đối với người Ai Cập vì nó là sự kiện nhằm đảm bảo khả năng sinh sôi nảy nở, phát triển của nông nghiệp, mùa màng bội thu trong năm mới.
Người Ai Cập xưa dự đoán ngày lễ Wepet Renpet bằng cách quan sát chu kỳ của Thiên Lang - ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.
Những tàn tích khảo cổ khai quật tại Khu đền cổ Mut cho thấy dưới triều đại của Pharaon Hatshepsut, người Ai Cập thậm chí còn gọi tháng đầu tiên trong năm là 'Lễ hội dành cho người say'.
Trong những ngày này, âm nhạc sẽ liên tục vang lên, còn người dân cười nói, chè chén say sưa trong các cuộc vui bất tận.
Tết Akitu
Akitu là lễ hội đón năm mới của người Babylon cách đây 2.000 năm. Diễn ra vào thời điểm khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm, Akitu được tổ chức để tôn vinh Marduk, vị thần tối cao của người Babylon và để đánh giấu sự bắt đầu của mùa trồng trọt
Một điểm hấp dẫn, độc đáo của lễ hội Akitu đó là nghi thức sỉ nhục sức chịu đựng của nhà vua.
Theo phong tục truyền thống, nhà vua Babylon sẽ đứng trước bức tượng của vị thần Marduk rồi lột bỏ y phục hoàng gia. Tiếp đó, một linh mục sẽ tát và kéo tai ông.
Nếu như vua rơi nước mắt thì nó được coi là một dấu hiệu cho thấy thần Marduk rất hài lòng về ông cũng như tượng trưng cho việc quân vương này sẽ mở rộng sự cai trị của mình trong năm mới.
Sau nghi thức này là cuộc diễu hành của tượng các vị thần, ca múa và các lễ hiến tế.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317