Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Người ta chế tạo trực thăng như thế nào?

Trên thế giới, máy bay trực thăng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực: vận tải hành khách, hàng hóa, quân sự, nông nghiệp…
Máy bay trực thăng được phân loại dựa trên hoạt động của cánh quạt. Nó rất tiện lợi bởi có thể cất cánh và hạ cánh theo đường thẳng đứng trong không gian hạn chế. Tuy nhiên, vì thế mà khả năng vận tải của nó không thể so sánh với các loại máy bay cánh cố định khác.
Máy bay trực thăng vận tải thuộc vào lớn nhất thế giới Mi-26T của Liên Xô tại triển lãm hàng không Zhukovsky. Ảnh: Wikipedia.
Hiện nay, máy bay trực thăng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, chủ yếu phục vụ cho việc vận tải trọng lượng nhẹ như: phun thuốc trừ sâu cho một khu vực nông nghiệp rộng lớn; thâm nhập các vùng sâu, vùng xa không có đường bay và sân bay lớn; cứu hộ những người mắc kẹt ở các khu vực hiểm trở và khó khăn; cung cấp hàng hóa cho các giàn khoan dầu ngoài khơi biển xa; chụp hình và quay phim trên cao cũng như trong các lĩnh vực quân sự…
Máy bay trực thăng Osprey V-22 của Hải quân Hoa Kỳ loại cánh quạt xoay hướng. Ảnh: Wikipedia.
Mô hình máy bay trực thăng đầu tiên được bay lên trời do 2 anh em người Pháp Louis và Jacque Breuguet chế tạo, dưới sự cố vấn kỹ thuật của giáo sư Charles Richet.
Sau này, kỹ sư người Nga Igor Sikorsky trở thành nhà tiên phong trong ngành công nghiệp sản xuất trực thăng và đưa chiếc máy bay trực thăng đầu tiên hoạt động ổn định vào năm 1939.

Ka-52 là trực thăng hai cánh quạt nâng đồng trục của Không quân Nga. Ảnh: Wikipedia.
Công nghệ hiện đại giúp cho việc sản xuất máy bay trực thăng trở nên dễ dàng và đa dạng hơn. Tuy nhiên, các công đoạn vẫn phải có những tiêu chuẩn nhất định.
Trước tiên, về thiết kế, các máy bay trực thăng có thể hoạt động được nhờ vào một trong hai loại động cơ chính theo nguyên lý pít tông hoặc tua bin khí. Các động cơ này giúp đỡ cho hệ thống cánh quạt chuyển động.
Máy bay trực thăng Belvedere loại hai cánh quạt nâng không đồng trục.
Máy bay trực thăng có hệ thống cánh quạt gồm từ 2 đến 6 lưỡi gắn vào một trục trung tâm. Chúng thường có chiều dài tương đối và bề ngang nhỏ, chuyển động chậm giúp điều khiển trực thăng dễ dàng hơn. Để giảm thiểu trọng lượng, hiện các loại máy bay trực thăng hạng nhẹ đều chỉ gắn 2 cánh quạt. Vật liệu dùng để sản xuất trực thăng thường được làm từ kim loại hoặc hợp chất composite hoặc kết hợp cả hai.
Hãy cùng xem đoạn phim nói về quá trình sản xuất một chiếc máy bay của kênh truyền hình khoa học Discovery.



1 nhận xét: